Ước tính ban đầu thiệt hại của trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản xảy ra vào tuần trước ở phía bắc quốc gia này cũng tương đương như ở Kobe cách đây 16 năm. Tuy nhiên, con số này vẫn sẽ còn tiếp tục tăng.
![Cảnh hoang tàn sau động đất ở Natori, gần Sendai. (AFP) [title]](https://www.tindachieu.org/wp-content/uploads/2011/03/hy-vong-cho-nen-kinh-te-nhat-sau-thien-tai-image.jpg)
Cảnh hoang tàn sau động đất ở Natori, gần Sendai. (AFP)
Alan Kohler hiện đang làm việc cho tờ báo Eureka Report and Business Spectator, đồng thời là người dẫn chương trình chuyên mục ’Inside Business and Fiinance’ của ABC News. Ông đã từng đến thăm thành phố Kobe ở Nhật sau khi một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã xảy ra ở thành phố này.
"Tôi đến thăm Kobe không lâu sau khi một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter xảy ra ở thành phố này vào tháng 1 năm 1995. Sau những gì được tận mắt chứng kiến, tôi không thể tưởng tượng được liệu có bất cứ thành phố hay quốc gia nào có thể phục hồi sau thảm họa như thế.
Tôi thấy đường cao tốc Hanshin và cảng Kobe bị tàn phá hoàn toàn, các tòa nhà thì nhìn không thể nào tồi tệ hơn được nữa, các đường phố đầy những đống đổ nát, hơn 6.400 người thiệt mạng. Chúng tôi đã khóc cho người dân Kobe, cũng như chúng tôi đã khóc cho người dân của Christchurch vào tháng trước và bây giờ, một lần nữa, cho người dân phía đông bắc Nhật Bản.
Nhưng, Kobe đã phục hồi, và phục hồi nhanh chóng một cách khác thường sau trận động đất có tên gọi là Great Hanshin. Đây là trận động đất còn được ghi chép lại trong sách Kỷ lục Thế giới như là một thảm họa tự nhiên gây tốn kém nhất từng xảy ra ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới – gây thiệt hại 102,5 tỷ đô Mỹ, chiếm khoảng 2,5% GDP của Nhật Bản.
Ước tính ban đầu thiệt hại của trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản xảy ra vào tuần trước ở phía bắc quốc gia này cũng tương đương như ở Kobe cách đây 16 năm. Tuy nhiên, con số này vẫn sẽ còn tiếp tục tăng, và chắc chắn là nó sẽ tăng nhiều hơn thế nữa nếu nỗi lo sợ về một thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl trở thành hiện thực.
Kobe không bao giờ phục hồi trở lại với vị trí là cảng biển vận chuyển hàng đầu của Nhật cũng như một trong những cảng biển đông đúc nhất của thế giới. Tuy nhiên, tác động của trận động đất này đến nền kinh tế là hạn chế và không kéo dài. Hoạt động sản xuất của thành phố gần như trở lại bình thường trong vòng 15 tháng, còn sản xuất công nghiệp của Nhật nói chung cũng không sụt giảm quá nhiều: giảm 2,6% vào tháng 1/1995 nhưng sau đó đã tăng trở lại 2,2% vào tháng 2 và 1% vào tháng 3.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quý 1 năm 1995 của Nhật Bản là 3,4%. Trong năm 1995 và 1996, nền kinh tế tăng trưởng 1,9% và 2,6%, trên mức trung bình dài hạn tại thời điểm đó.
Nói cách khác, Nhật Bản đã hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với Haiti – quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề của trận động đất mạnh 7 độ Richter chỉ xảy ra cách đây một năm.
Những quy định về xây dựng của Nhật Bản đã được thắt chặt một cách rõ rệt kể từ năm 1995.
Ngay sau trận động đất tại Kobe, thị trường chứng khoán Nhật đã tan vỡ dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Barings.
Ít nhất, thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng đang chịu những tác động tương tự và không chỉ có ở Nhật mà ở tất cả mọi nơi. Lĩnh vực tái bảo hiểm, vốn đang quay cuồng trong vòng xoáy của thiên tai, sẽ bị nhấn chìm một lần nữa.
Thực tế là hầu hết thiệt hại tính đến thời điểm này là do sóng thần nhiều hơn là động đất, chưa kể đến nguy cơ tiểm ẩn về một thảm họa hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đã có những dự báo thảm khốc cho ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, với việc cả Trung Quốc và Ấn Độ vừa thông báo rằng họ sẽ xem xét lại các kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình, đồng thời một số cuộc biểu tình đang diễn ra ở Châu Âu nhằm chống lại kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Đức".
Nguồn Hope for Japan’s economy in the face of disaster
Theo bay vut
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!