Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 5)
Dẫu Luân hồi có thật hay không thì điều dễ nhận thấy nhất là khi biết về Luân hồi người ta trở nên tốt hơn, nội tâm hướng tới tương lai tươi sáng và đầy hy vọng.

>> Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 4)

>> Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 3)

>> Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2)

>> Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 1)

Không như chúng ta tưởng, khái niệm luân hồi không chỉ có ở Phật gia mà còn xuất hiện trong Đạo gia, trong đạo Hồi, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hy Lạp và ở nhiều vùng miền trên thế giới, thậm chí trong nhiều bộ lạc thổ dân. Điều đáng kinh ngạc là nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quyển sách Bible của đạo Thiên Chúa nguyên thủy có nhiều khác biệt so với hiện nay, trong đó từng có cả những nội dung về sự luân hồi đầu thai, nhưng đã bị một số thế lực chỉnh sửa và lược bỏ đi vào khoảng thế kỷ 4 và 5 vì những nguyên do bí ẩn.

Trường hợp đầu thai của nam tài tử nổi danh Glenn Ford (1/5/1916 – 38/8/2006)

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 1)

Glenn Ford tên thật là Gwyllyn Samuel Newton Ford, sinh ra tại thành phố Quebec, Canada vào ngày 1 tháng 5 năm 1916. Năm lên 8 tuổi, ông theo gia đình chuyển tới Los Angeles sinh sống.

Vào năm Ford 54 tuổi, ông chuẩn bị đóng một bộ phim về nhà tâm linh người Hà Lantên là Peter Hurkos. Ông quyết định trước tiên nên làm một số nghiên cứu về chủ đề này. Ông đã xem những cuộc biểu diễn của Hurkos, phỏng vấn các chuyên gia về chủ đề tâm linh. Trong tháng 12 năm 1975, ông trải qua 3 buổi thôi miên. Trong những buổi thôi miên đó ông đã mô tả nhiều chi tiết về các cuộc đời quá khứ.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 2)Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 3)
Peter Hurkos và cuốn sách của tác giả Norma Lee Browning kể về cuộc đời ngoại cảm của ông

Ford đã được tiến sĩ Maurice Benjamin tiến hành thôi miên trước mặt nhiều nhân chứng, với băng ghi âm đang chạy.

Trong các cuộc thôi miên, Glenn Ford đã quay trở lại thời thơ ấu, sau đó vượt qua thời điểm ấy, và mô tả các ký ức từ trước đó nữa, là các ký ức từ tiền kiếp.

Chàng cao bồi miền Viễn Tây

Trong buổi đầu tiên, Ford nhớ lại tiền kiếp gần đây nhất khi ông là Charlie Bill, một chàng cao bồi sống ở Colorado.

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 4)Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 5) - Tin180.com (Ảnh 5)
Glenn Ford trong các vai diễn cao bồi miền Viễn Tây

Trong thực tế, mặc dù Ford đóng vai chính trong 106 bộ phim và nhiều loạt chương trình truyền hình khác nhau từ hài kịch cho tới những câu chuyện chiến tranh, nhưng các vai diễn ở miền viễn Tây của ông có lẽ là vừa nhiều lại vừa nổi bật nhất trong số đó. Rất có thể những ký ức tiền kiếp đã giúp ông hóa thân vào các vai diễn một cách dễ dàng, sống động và hết sức tự nhiên.

Giáo viên dạy nhạc

Ford tự mô tả mình là một giáo viên âm nhạc tên là Charles Stewart ở Elgin, Scotland đã chết vào năm 1892 vì bệnh phổi. Stewart yêu ngựa nhưng lại ghét công việc giảng dạy âm nhạc cho các nữ sinh. Ford đã nói về việc giảng dạy “những đứa trẻ nông nổi” làm thế nào để chơi piano. Phong cách nói của ông rất khác lạ, không giống dân California gì cả mà quả thật có phong cách Scotland cổ.

Khi được hỏi về cuộc sống khi còn là Stewart, Ford đã đồng ý thể hiện kỹ năng âm nhạc bằng cách chơi một vài đoạn nhạc của Beethoven, Mozart, và Bach. Ford vốn không biết chơi đàn piano, nhưng trong cuộc thôi miên ông đã chơi được dù có khó khăn.

Tỉnh dậy sau cuộc thôi miên, Ford đã nghe lại băng ghi âm cuộc phỏng vấn của chính mình với thái độ vừa hoài nghi vừa quan tâm. Giống như Stewart ông cũng rất thích ngựa, ngay từ những năm đầu đời.

Bản thân Ford cho rằng, ác cảm với âm nhạc cũng như tình yêu dành cho ngựa của ông đều bắt nguồn từ Stewart.

Ngôi mộ của Charles Stewart về sau đã thực sự được tìm thấy ở Elgin, Scotland. Ford xem một bức ảnh của ngôi mộ, và nói, “Điều đó làm tôi chấn động tồi tệ. Tôi cảm thấy ngay đó là nơi tôi đã bị chôn”.

Người Kỵ binh Pháp

Lần thôi miên hồi quy thứ hai khó khăn hơn, nhưng cuối cùng đã thành công.

Nói tiếng Pháp trôi chảy bằng phương ngữ Paris thế kỷ 17 (được tổ nghiên cứu của trường đại học California xác nhận), Ford kể về cuộc sống của mình khi là một kỵ binh ưu tú tên là Launvaux phục vụ cho vua Louis XIV nước Pháp. Bình thường Ford không biết tiếng Pháp, và tất nhiên càng không hề biết gì về cách nói chuyện bằng phương ngữ Paris cổ xưa như vậy.

Ford kể rằng, một quý tộc đã cáo buộc Launvaux về tội ngoại tình với vợ ông ta, sau đó thuê một kiếm sĩ để thách đấu với Launvaux. Launvaux lúc ấy 34 tuổi, giỏi hơn hẳn, đã giết chết tay kiếm kia trong cuộc đấu.

Ðiều kỳ lạ là sau này, khi nam tài tử Glenn Ford còn sống, ông thường hay bị đau nhức trong người. Chỗ đau này Glenn Ford cảm nhận rõ ràng và ông thường than với bác sĩ riêng của mình về vết đau kỳ lạ đó. Chính Glenn Ford đã viết trong tập hồi ký đời mình về vấn đề này như sau: “Vết thương từ cuộc đấu kiếm tay đôi từ kiếp trước vẫn thỉnh thoảng làm tôi đau đớn ngay trong cuộc đời hiện tại, và chỉ có mình tôi cảm nhận được điều đó”.

Launvaux đã mô tả chính xác nhiều chi tiết, bao gồm cả thực tế rằng cung điện ở Versailles thời ấy đã được gọi là điện Chateau, và các chuồng ngựa quân sự nằm ở phía bên tay trái đường tới cung điện, chưa kể đến kiểu âm mưu hay gặp vào thời ấy mà đã được sử dụng để đưa ông vào chỗ chết.

Các cuộc đời khác

Tiếp tục cuộc nghiên cứu, Ford đã nhớ lại được các kiếp khác nữa. Ông đã từng là một tín đồ Kitô trẻ tuổi tử vì đạo, bị sư tử giết chết trong Đại hý trường La Mã vào thế kỷ thứ 3. Ông cũng đã từng là một thủy thủ Hải quân Hoàng gia Anh thế kỷ 17 đã chết vì trận Đại Dịch hạch xảy ra ở London vào giữa những năm 1660.

Glenn Ford đã qua đời vào năm 2006 ở tuổi 90.

Từ thời xa xưa, tất cả các chính giáo đều giảng về sự luân hồi. Họ hiểu rõ mối liên hệ giữa nhân và quả. Họ tin rằng nhân cách của một người trong cuộc đời và tất cả những việc làm tốt hay xấu của người ấy đều được ghi lại. Tính cách sẽ được lưu giữ tới kiếp sau, sướng khổ đời sau sẽ tương xứng với việc làm của kiếp trước.

Dẫu Luân hồi có thật hay không thì điều dễ nhận thấy nhất, là khi biết về Luân hồi người ta trở nên tốt hơn, nội tâm hướng tới tương lai tươi sáng, hòa bình và hy vọng.

(Còn tiếp)

Minh Trí
(tổng hợp)

Theo tin180.com

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc