Home » Khoa học » Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1)
Gần đây người Kogi cũng đã lên tiếng một lần nữa về việc này, và họ nói như khóc, như một lời trăn trối. Tuy nhiên rất ít người còn đủ lý trí để nhận thức được điều này. Hy vọng thế nhân mau thức tỉnh trước khi quá muộn.

>> Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya.

>> Bí ẩn cơ thể người: Không có não nhưng vẫn sống (Phần 1)

“Những người tin vào tâm linh giống như chúng ta, đều biết rằng sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một thứ ảo ảnh dai dẳng ngoan cố mà thôi”. – Albert Einstein

Luân hồi là một chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm, nhưng cũng rất khó nghiên cứu.

Năm 1882, các học giả và các thành viên của nhiều tổ chức tâm linh đã cùng nhau thành lập Hội nghiên cứu Tâm linh ở London. Một trong những mục tiêu chính của họ là nghiên cứu, mô tả và công bố những hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của cuộc sống sau cái chết của thân xác.

Từ năm 1882 tới năm 1930, các thành viên người Pháp và Ý của Hội đã phát hiện ra một số người có thể nhớ lại những việc họ đã làm trong các tiền kiếp của mình. Một số trường hợp đã được nghiên cứu trong thời gian dài và tỏ ra rất thuyết phục.

Dưới đây là một số trong hàng ngàn nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng Luân hồi và kết luận rằng sự Luân hồi tái sinh là có thật.

Nhà thôi miên Albert de Rochas

Bí ẩn hiện tượng  Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 2)

Albert de Rochas (20/5/1837 – 2/9/1914) là một sỹ quan chỉ huy quân đội Pháp, đồng thời là một trong những nhà nghiên cứu tâm linh xuất chúng nhất của nước Pháp. Ông nổi tiếng với những nghiên cứu về thôi miên, Luân hồi, và các hiện tượng dị thường. Ông từng là tùy viên Bộ tham mưu quân đội Pháp trong suốt cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, và là hiệu trưởng của trường Bách Khoa Paris. Nhưng thật kỳ dị rằng, một số người đã buộc ông phải từ chức chỉ vì ông quan tâm các nghiên cứu đó.

Một kỹ thuật thường được sử dụng trong nghiên cứu hiện tượng đầu thai Luân hồi là thôi miên. Đại tá Albert de Rochas là người đầu tiên sử dụng một phương cách có hệ thống để khiến các đối tượng được thôi miên nhớ lại những kỷ niệm trong các tiền kiếp của họ. Rochas thấy rằng ngay cả khi đối tượng không quan tâm tới hiện tượng đầu thai, họ vẫn có thể nhớ được những kỷ niệm của mình từ kiếp trước. Rochas đã tóm tắt các phát hiện của ông trong một tờ báo uy tín ở Pháp, xuất bản năm 1905.

Nhà thôi miên Morey Bernstein

Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 4) Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 5)

Từ trái sang phải: Morey Bernstein với chiếc máy thu âm các cuộc thôi miên, bìa cuốn sách “Tìm kiếm Bridey Murphy”, và một ca thôi miên của ông.

Năm 1956, nhà thôi miên Morey Bernstein đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng nói về sự Luân hồi “Tìm kiếm Bridey Murphy”. Trong đó Bernstein đã trình bày một trong những trường hợp thôi miên của mình. Độc giả và các nhà nghiên cứu đều bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những khám phá mới lạ của ông về hiện tượng Luân hồi, khiến phương pháp điều trị bệnh bằng thôi miên bắt đầu nở rộ ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.

Sự hoan nghênh rộng rãi mà độc giả dành cho cuốn sách này chỉ ra rằng công cuộc nghiên cứu hiện tượng Luân hồi đã tìm thấy một địa vị thích đáng trong nền khoa học phương Tây hiện đại, và dọn đường cho những cuộc nghiên cứu sâu hơn sau này về sự Luân hồi.

Tiến sỹ Y khoa Ian Pretyman Stevenson

Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 6)


Tiến sỹ Y khoa Ian Pretyman Stevenson (31/10/1918 – 8/2/2007) là giáo sư bác sỹ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia. Ông từng là giám đốc Ban Nghiên cứu Nhân cách, từng là trưởng Bộ môn Nghiên cứu Tri giác tại Đại học Virginia, chuyên nghiên cứu các hiện tượng dị thường.

Tiến sỹ Stevenson đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự Luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn Luân hồi. Tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp Luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Ông cũng đã xuất bản 10 cuốn sách và rất nhiều tài liệu nghiên cứu, phần nhiều trong số đó đã được các nhà nghiên cứu khác xem là kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu Luân hồi.

Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 7)

Tiến sỹ Ian Pretyman Stevenson.

Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 8)

Trang bìa cuốn sách “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (1987)

Các nhà nghiên cứu thường xuyên trích dẫn các sách và bài viết của ông trong các ấn phẩm của họ. Sự nghiêm túc, tác phong thận trọng, và địa vị học thuật xuất sắc của Stevenson đã khiến ông cùng với các nghiên cứu của ông về sự Luân hồi rất được xem trọng.

Stevenson là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Hai mươi trường hợp gợi ý Luân hồi (1974), Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp (1987), Luân hồi và Sinh học (1997), và Các trường hợp Luân hồi của người Châu Âu (2003)… Năm 1960, ông đã xuất bản một tài liệu rất có giá trị và đoạt giải thưởng khoa học, có tựa đề “Bằng chứng về các ký ức tiền kiếp” trên Tạp chí Nghiên cứu tâm linh Hoa Kỳ. Bài viết này được xem là khúc dạo đầu cho các nghiên cứu hiện đại về sự Luân hồi ở các nước phương Tây.

Các trường hợp mà tiến sỹ Stevenson nghiên cứu tập trung vào những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp một cách tự nhiên, không cần phải qua thôi miên. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được. Rồi ông kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không. Sau khi sử dụng các phương pháp xác định gian lận để kiểm tra một cách kỹ lưỡng, ông ghi chép lại hồ sơ sự việc. Ông đặc biệt quan tâm đến các vết chàm và dị tật bẩm sinh (nếu có) ở trẻ mà phù hợp với các vết thương và vết sẹo trên người chết (có hồ sơ y tế xác nhận). Phương pháp mà ông áp dụng với hàng ngàn trường hợp là rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Tiến sỹ Y khoa Morris Netherton

Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 9)

Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 10)

Tiến sỹ Morris Netherton đã có hơn 30 năm kinh nghiệm lâm sàng về các Phương thức Điều trị thay thế. Ông xuất bản cuốn sách “Liệu pháp tiền kiếp” vào năm 1978, là cuốn sách đầu tiên trong lĩnh vực Điều trị hồi quy (một biến thể của phương pháp điều trị nhờ tìm hiểu tiền kiếp của bệnh nhân). Kể từ đó ông đã viết hai cuốn sách nữa và rất nhiều bài viết cho sách giáo khoa đại học, tạp chí, và nhiều tờ báo.

Tiến sỹ Netherton đã thành lập các Học viện giảng dạy tại Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Brazil, Canada, và Ấn Độ. Các lý thuyết của ông được dạy ở các lớp Đại học tại Sao Paulo (Brazil), và Kohn (Đức).

Tiến sỹ Netherton từng là Giám đốc Chương trình can thiệp khủng hoảng trong các Trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, trong thời gian đó ông tham gia nghiên cứu phương thức điều trị ngắn hạn cho các trẻ em mà gia đình có vấn đề.

Đã có hẳn một bộ phim tài liệu “Walking After Midnight” để tuyên dương Tiến sỹ Netherton và các tác phẩm của ông về các nghiên cứu hiện tượng Luân hồi trong thế giới phương Tây. Ông đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình nổi tiếng Hoa Kỳ như: Tom Snyder Interviews, The Allan Thicke Show, Good Morning America. Ông cũng được vinh danh trong các tạp chí nổi tiếng toàn cầu như Time, McCall, Tâm lý học Ngày nay, New Age Journal, The Los Angeles Times, cũng như các tờ báo và các tạp chí định kỳ khác.

Các sách của Tiến sỹ Netherton đã được dịch sang tiếng Đức, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Hiện nay trên thế giới càng ngày càng có nhiều nhà khoa học danh tiếng quan tâm nghiên cứu hiện tượng Luân hồi chuyển kiếp, và sự Luân hồi đã được hiểu như là một sự thật khách quan không thể phủ nhận. Tuy nhiên người dân bình thường lại tỏ ra thờ ơ với sự thật này và mãi đắm chìm trong các thú vui của thân xác. Điều đó nói lên những gì?

Sự thờ ơ và vô cảm đã trở thành căn bệnh nan y của loài người, là biến tướng của lòng ích kỷ và sự vô tri. Đó là một trong những dấu hiệu của sự diệt vong mà vô số lời tiên tri đã cảnh báo. Gần đây người Kogi cũng đã lên tiếng một lần nữa về việc này, và họ nói như khóc, như một lời trăn trối. Tuy nhiên rất ít người còn đủ lý trí để nhận thức được điều này. Hy vọng thế nhân mau thức tỉnh trước khi quá muộn.

Minh Trí
(theo Tin180)
Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1)”

Ý kiến bạn đọc