Home » Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Ngắm 7 Di sản văn hóa thế giới mới được công nhận

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội của Việt Nam đã vinh dự trở thành Di sản văn hóa thế giới thứ 900 trong danh sách của Di sản thế giới của UNESCO vừa mới được bình chọn. Ngoài  ra có 6 di sản văn hóa khác của Trung Quốc, Tajikistan, Pháp, Hà Lan, Đức và Na Uy cũng được UNESCO công nhận trong kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Brasilia từ 25/7 – 3/8.



Giếng thời Lê. Ảnh chụp lại từ cuốn Hoàng thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu dự Hội nghị APEC 2006. Ảnh VietNamNet

Tên các kỳ quan được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái.

1. Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (Việt Nam)

Hoàng thành Thăng Long đã trở thành di sản thứ 900 trong bảng danh sách các Di sản Thế giới của UNESCO. Hoàng thành Thăng Long được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 dưới thời nhà Lý.

Hoàng thành được xây dựng trên nền cũ của một pháo đài được xây dựng trong thế kỷ thứ 7 trên vùng đất khô ráo ở đồng bằng sông Hồng. Nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị trong suốt 13 thế kỷ gần như không bị gián đoạn.


Khu khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu được coi là Di chỉ khảo cổ phản ánh nền văn hóa ở khu vực thung lũng sông Hồng cụ thể nhất Đông Nam Á.

2. Khu di tích Đăng Phong (Trung Quốc)

Một phần của khu di tích Đăng Phong

Núi Songshang được coi là ngọn núi linh thiêng ở Trung Quốc. Dưới chân ngọn núi cao 1.500m nằm gần thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc này có 8 cụm tòa nhà và các khuôn viên trải rộng trên diện tích 40km2 một vòng quanh chân núi.

Ở đây còn có tòa nhà 3 gian gọi là Han Que được cho là công trình tôn giáo cổ nhất Trung Quốc trong đó có các đền, đài quan sát, đồng hồ mặt trời Zhougong.


Khu di tích lịch sử này cũng là nguyên mẫu hoàn thiện nhất mang đặc trưng kiến trúc xây dựng các công trình nhà cổ dành cho các nghi lễ, phục vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ và giáo dục của Trung Quốc .

3. Khu khảo cổ Sarazm (Tajikistan)

Sarazm có nghĩa là “nơi bầu trời bắt đầu” là một trong những khu vực chứa bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại và phát triển các khu định cư đầu tiên của con người ở Trung Á từ thế kỷ 4 trước Công nguyên cho tới cuối thế kỷ 3 sau công nguyên.


Các di tích lịch sử ở nơi đây phản ánh sự phát triển ban đầu của đô thị hóa Proto trong khu vực này. Đây cũng là một trong những khu vực có người ở lâu đời nhất ở Trung Á, xung quanh có núi non thuận lợi cho việc chăn thả gia súc, phát triển thủy lợi phụ vụ cho ngành nông nghiệp của những người dân đầu tiên của nó.

Sarazm còn chứng minh nó đã từng là một trung tâm thương mại, giao lưu văn hóa và phát triển ngành thương mại với các dân tộc khác trên một vùng rộng lớn kéo dài từ thảo nguyên Trung Á và Turkmenistan đến cao nguyên Iran, thung lũng Indus và Ấn Độ Dương xa xôi.

4. Thành phố Albi (Pháp)

Toàn cảnh Albi

Ở gần sông Tarn phía tây nam nước Pháp, tồn tại một thành phố cổ gọi là Albi. Đây là thành phố có những công trình phản ánh đỉnh cao của lối kiến trúc thời trung cổ trong hoạt động xây dựng quần thể đô thị. Ngày nay, ở nơi này vẫn còn những di tích tiêu biểu như cầu Cũ (Pont-Vieux), quảng trường Saint-Salvi và nhà thờ ở ngay bên cạnh nó được xây dựng từ thế kỷ 10-11.

Nhà thờ lớn ở Albi

Sau cuộc Thập tự chinh chống lại những người dị giáo Albigensian Cathar vào thế kỷ 13, thành phố này đã trở thành một trung tâm tôn giáo. Mang lối kiến trúc Gothic độc đáo cộng với những viên gạch được màu đỏ và cam đặc trưng do người địa phương làm ra khiến nhà thờ tăng vẻ cao quý và trở thành biểu tượng sức mạnh của giáo sĩ Công giáo La Mã.

Các công trình kiến trúc trong thành phố Albi phần lớn vẫn giữ được nguyên vẹn qua nhiều thế kỷ qua.

5.  Hệ thống kênh đào ở Singelgracht, Amsterdam (Hà Lan)

Các đô thị cổ được xây dựng ở Amsterdam trong thế kỷ 16-17 là một phần của dự án xây dựng thành phố cảng mới của Hà Lan. Trong đó một mạng lưới các kênh đào được xây dựng ở phía tây và nam  nhằm bảo vệ thành phố cổ và cảng trong việc tái định cư và tăng cường địa giới của thành phố.

Toàn cảnh hệ thống kênh đào

Hệ thống kênh đào được xây dựng theo hình vòng cung đồng tâm xen giữa với các không gian trung gian là nhà ở để phụ vụ việc thoát nước cho thành phố.

6. Hệ thống quản lý nước cổ Upper Harz (Đức)

Hệ thống Upper Harz được xây dựng để khai thác và quản lý nước nằm ở phía Nam khu mỏ Rammelsberg và thị trấn của Goslar trong suốt 800 năm để hỗ trợ cho quá trình chiết xuất quặng sản xuất kim loại màu ở khu vực này.

Hệ thống quản lý nước Upper Harz ở phía trên bề mặt

Hệ thống ban đầu được xây dựng trong thời Trung cổ bởi các tu sĩ Kito giáo và sau đó được quan tâm phát triển trên quy mô lớn trong thế kỷ 16 tới 19. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp nhưng rất thống nhất với nhau thông qua một hệ thống ao nhân tạo, các kênh nhỏ, đường hầm và đường dẫn nước ngầm.

Nó còn cho phép nước sản sinh ra năng lượng để phục vụ quá trình khai thác mỏ và luyện kim. Đây là mô hình đổi mới mới trong ngành khai thác mỏ của phương tây lúc bấy giờ.

7.  Thị trấn Roros (Na Uy)

Lịch sử của thị trấn Roros có liên quan tới các mỏ đồng.

Thị trấn Roros

Được xây dưng lại hoàn toàn sau khi bị quân Thụy Điển tàn phá năm 1679 và kéo dài 333 năm sau đó được nhưng người khai thác mỏ bảo vệ phát triển,  Roros có 80 căn nhà gỗ và 1 lò luyện kim. Nhiều ngôi nhà có mặt tiền được trang trí bằng gỗ đen mang phong cách thời Trung cổ điển hình cho những thị trấn ở khu vực thiên nhiên khắc nghiệt.

Theo Xaluan.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc