Theo tin từ tờ Minh Báo (Hong Kong), bắt đầu từ ngày 15/6, lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã chính thức đưa các lực lượng vũ trang ra “tuần tra” trên Biển Đông. Một hành động thể hiện thái độ ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc đối với vùng biển này.
![]() |
Minh Báo cho biết, các tàu tuần tiễu Haijing 3210 và Haijing 3102, trước kia đã được tháo bỏ vũ khí nhưng nay đã được trang bị trở lại và được triển khai tới các vùng biển đang có tranh chấp với nước khác. Các con tàu này hoạt động trong một chương trình tuần tiễu có vũ trang xuất phát từ Quảng Châu trong ngày 15/6.
Hồi tháng 3 vừa qua, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã nhất trí sáp nhập 5 cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của nước này vào một cơ quan duy nhất và theo đó, kể cả các cơ quan ngư nghiệp hay hải giám cũng sẽ hoạt động trong danh nghĩa Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc.
Việc triển khai các tàu tuẫn tiễu có vũ trang là bước tiến mới của Trung Quốc trong bối cảnh nước này lại đang tiếp tục có sự căng thẳng mới với Philippines quanh vấn đề chủ quyền của bãi cạn Second Thomas (Bãi Cỏ Mây) – khu vực Philippines đang chiếm đóng. Rõ ràng là Trung Quốc đang khiến tình hình Biển Đông trở nên “nguy hiểm” hơn và dễ bùng phát hơn, khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại.
Trong lúc này, Trung Quốc vẫn tiếp tục các vụ “tuần tra” trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết, lực lượng tuần tra bờ biển Nhật đã phát hiện ít nhất 3 chiếc tàu hải giám di chuyển quanh vùng nước thuộc lãnh hải của quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Khi các tàu Nhật Bản yêu cầu những tàu này rời khỏi khu vực do Nhật đang kiểm soát thì tàu Haijian 51 đã bất hợp tác và thả neo tại chỗ với thái độ rất thách thức, tờ Minh Báo cho biết.
![]() |
Tại Đối thoại an ninh quốc phòng Shangri-la tổ chức hồi đầu tháng 6 tại Singapore, Trung tướng Thích Kiến Quốc, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã ngang nhiên khẳng định việc các tàu Trung Quốc tuần tra những vùng biển tranh chấp là “hành động hợp pháp”, đồng thời nhắc lại rằng chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển tranh chấp là “vấn đề không thể bàn cãi”.
Theo Infonet
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!