Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Vô Thần luận – Cạm bẫy nguy hiểm nhất mà nhân loại phải đối mặt

Điểm qua lịch sử của nhân loại, chúng ta sẽ thấy rằng, từ các dân tộc cổ đại cho đến văn minh hiện đại, sợi dây xuyên suốt lịch sử và văn hóa nhân loại kỳ thực chính là “tín Thần hay tin vào ma quỷ”, “được cứu rỗi hay bị hủy diệt.”  Trong triết học có ba câu hỏi lớn nhất đó là “Ta là ai? Từ đâu đến? Và sẽ đi về đâu?” – đó cũng đối ứng với nội hàm của văn hóa Thần truyền.

Vô thần

Vô Thần luận – cạm bẫy nguy hiểm nhất mà nhân loại phải đối mặt. (Ảnh: ntdvn tổng hợp)

Văn hóa Thần truyền là truyền thống của toàn nhân loại

Mỗi nền văn hóa của nhân loại đều có cội nguồn của nó, mà văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc trên thế giới, truy cứu đến cội nguồn và sự truyền thừa của nó đều là thể hệ văn hóa Thần truyền.

Nền văn minh Sumer, Ai Cập cổ đại, Do Thái giáo và Cơ đốc giáo ở khu vực Trung Đông; văn minh Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại ở châu Âu; văn hóa Ấn Độ ở Nam Á; văn hóa của thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ; văn hóa Inca và Maya ở Nam Mỹ, cũng như nền văn hóa Thần truyền 5000 năm của dân tộc Trung Hoa… đều là văn hóa Thần truyền. Có thể thấy rằng hầu hết các dân tộc cổ đại trên thế giới đều có những thần thoại, truyền thuyết về các vị Thần tạo ra trời đất hay các vị Thần tạo ra tổ tiên của họ. Trong hàng ngàn năm, thuyết Thần sáng thế và truyền thống kính Thiên kính Thần luôn là hệ thống văn hóa cốt lõi của các dân tộc cổ đại trên thế giới.

Trong hệ thống văn hóa Thần truyền, trong vũ trụ có Thần và cũng có quỷ, có âm dương đối lập, sự đấu tranh giữa sinh mệnh chính và phụ, một mạch từ thiên thượng xuyên suốt xuống nhân gian. Theo các thần thoại và truyền thuyết phổ biến của các dân tộc cổ đại khác nhau, các vị Thần đã tạo ra vạn vật và loài người, đồng thời cho con người biết nguồn gốc của vũ trụ và con người, Thần còn đặt định cho con người quy phạm hành vi và đạo đức, cho con người biết rằng chỉ có kiên định tín ngưỡng vào Thần, chiểu theo tiêu chuẩn Thần quy định để làm một người tốt, mới có cơ hội hồi quy thiên quốc. Còn nếu con người từ bỏ tín ngưỡng vào Thần, phóng túng mặt ác của con người, để cho ma tính và ác quỷ làm chủ tâm linh của con người, thì nhân loại sẽ sa đoạ xuống địa ngục cho đến khi bị huỷ diệt.

Theo những truyền thuyết phổ biến trong văn hóa Thần truyền, con người là con dân của Thần, Thần vì để cứu rỗi loài người, mà trong những thời kỳ khác nhau đã để những vị Thần khác nhau giáng sinh xuống xã hội nhân loại, dùng thân phận Thánh nhân hoặc triết gia để giảng Pháp giảng Đạo cho con người, mở ra một con đường giải thoát cho con người, vì thế mà ở nhân gian mới xuất hiện các thể hệ tôn giáo cũng như các loại tín ngưỡng vào Thần. Còn ma quỷ thì đối lập với Thần, ma quỷ vì để đối kháng với Thần, đã an bài kế hoạch hủy diệt nhân hoại, mà thủ đoạn chủ yếu của nó là làm cho con người bại hoại đạo đức và khiến cho con người từ bỏ tín ngưỡng vào Thần, từ đó dụ dỗ con người sùng bái ma quỷ. 

Điểm qua lịch sử của nhân loại, chúng ta sẽ thấy rằng, từ các dân tộc cổ đại cho đến văn minh hiện đại, sợi dây xuyên suốt lịch sử và văn hóa nhân loại kỳ thực chính là “tín Thần hay tin vào ma quỷ”, “được cứu rỗi hay bị hủy diệt.”  Trong triết học có ba câu hỏi lớn nhất đó là “Ta là ai? Từ đâu đến? Và sẽ đi về đâu?” – đó cũng đối ứng với nội hàm của văn hóa Thần truyền.

Nguồn gốc của thuyết vô Thần và Satan giáo

Trong dòng sông dài của lịch sử loài người, văn hóa chủ đạo đều là hệ thống văn hóa Thần truyền, mặc dù thời đại nào cũng có người không tin Thần, nhưng trong đại đa số các thời kỳ lịch sử nhân loại, không có một hệ thống lý luận độc lập nào được gọi là chủ nghĩa vô Thần. Mãi cho đến khi chủ nghĩa Marx ra đời vào thế kỷ 19, chủ nghĩa vô Thần có hệ thống mới chính thức xuất hiện trên thế giới. Marx và Engels đã thành lập một tập hợp các hệ thống lý thuyết triết học giả tạo ly khai khỏi hệ thống văn hóa Thần truyền, sử dụng cái gọi là thuyết duy vật để giải thích các quy luật của vũ trụ, sự sống và sự phát triển xã hội. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của bộ lý thuyết này là để thiết lập cái gọi là thiên đường tại nhân gian –  Xã hội chủ nghĩa cộng sản, do đó, chủ nghĩa Marx còn được gọi là chủ nghĩa cộng sản.

Sau khi học thuyết chủ nghĩa cộng sản ra đời, các thực thể nhà nước tin theo chủ nghĩa cộng sản dần dần xuất hiện trên thế giới như Liên Xô cũ, các nước cộng sản Đông Âu, Triều Tiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa v.v. Những quốc gia này đều phổ biến chính sách vô Thần luận và coi chủ nghĩa vô Thần là nền tảng của chế độ cộng sản. Thực tế lịch sử cho thấy, một khi thoát ly khỏi hệ thống văn hóa Thần truyền, thì ở các nước cộng sản này đều xuất hiện việc quan lại tha hóa tột độ, kẻ cầm quyền đàn áp tàn bạo và tắm máu nhân dân, đạo đức xã hội bại hoại, sự suy giảm sinh kế của người dân, các mối quan hệ chính thường trong xã hội nhanh chóng băng hoại, quyền lực nhà nước chỉ có thể được duy trì bằng cách gia tăng chuyên chế. Thực tế lịch sử là tất cả các quốc gia cộng sản tuyên bố theo đuổi thiên đường nhân gian, thì sẽ gần như trở thành “địa ngục trần gian” nếu không thay đổi đường lối cộng sản.

Như đã nói ở đoạn mở đầu, mỗi nền văn hóa của nhân loại đều có cội nguồn của nó, bất luận là chính hay tà, đều sẽ không tự dưng mà xuất hiện. Marx đã tạo ra chủ nghĩa cộng sản và theo đuổi việc thiết lập thiên đường nhân gian, thật ra cũng có nguồn gốc, nó xuất phát từ Satan giáo ma quỷ ở phương Tây, là hiện thân của sự lừa dối của ma quỷ đối với con người. Các nhà nghiên cứu Marxist phương Tây từ lâu đã biết rằng Marx ban đầu tin theo Thiên Chúa giáo, nhưng trong những năm học đại học, tư duy của Marx đột nhiên thay đổi, tiếp nhận sự mê hoặc của Satan, gia nhập Satan giáo. Satan là ác quỷ được ghi lại trong “Kinh Thánh”, và Satan giáo trên thế giới là một tổ chức giáo phái sùng bái ma quỷ này, nó coi Thần là kẻ thù, mục đích phá hủy giáo huấn của Thần, hủy diệt nhân tính và nhân loại. Sau khi gia nhập Satan giáo, Marx đã viết rất nhiều bài thơ khinh miệt Thần và nguyền rủa sự hủy diệt của loài người, ông thề sẽ trở thành kẻ đại diện của quỷ Satan ở nhân gian, chấp hành sứ mệnh tiêu diệt loài người của Satan.

Ví dụ, trong bài thơ “Cô gái xanh xao”, Marx đã viết:

“Khí của địa ngục trỗi dậy và tràn ngập tâm trí ta cho đến khi ta phát điên lên và trái tim ta đã thay đổi hoàn toàn.

Một tầng xác ngoài đã tróc ra, vị thánh của ta buộc phải rời đi, và linh thể mới phải đến.

Một sự cuồng bạo thực sự chiếm lấy ta, ta không cách nào làm dịu con quỷ bạo ngược này…

Vì thế, ta đã mất thiên đường, ta biết rõ điều đó.

Linh hồn của ta vốn đã từng tin Thượng đế, bây giờ đã được định sẵn sẽ xuống địa ngục.”

Trong kịch bản “Oulanem”, Marx đã viết:

“Tuổi trẻ hai tay ta đầy sức mạnh, sẽ giữ và nghiền nát ngươi bằng vũ lực – con người.

Trong bóng tối, khe nứt của địa ngục không đáy cùng lúc mở ra cho cả ta và ngươi.

Ngươi sẽ rơi vào, ta sẽ cười và đi theo phía sau,

Và thì thầm vào tai ngươi: “Anh bạn, xuống dưới đó cùng ta nhé!”

“Tuyên ngôn cộng sản” lấy chủ nghĩa cộng sản làm khởi nguyên, chính là Marx nhận sự ủy thác của của Satan giáo, để dụ dỗ nhân loại rơi vào ma đạo mà sáng tác một bộ giáo nghĩa ma giáo, mục đích là phá vỡ đạo đức và quan niệm chính thống đến từ văn hóa Thần truyền của con người, khiến nhân loại không còn tín Thần, cuối cùng khiến con người rơi vào địa ngục mà bị huỷ diệt. Có sử liệu liên quan còn tiết lộ rằng, Marx tự gọi “Tuyên ngôn đảng cộng sản” là một bộ sách “phân thối và ô uế.”

Có thể thấy rằng Marx, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, bản thân không phải là người vô Thần, mà hoàn toàn là một người hữu Thần, chỉ là ông ta đã chuyển từ tin vào Thần sang tin vào ma quỷ. Lý luận triết học về chủ nghĩa cộng sản mà ông ta viết ra, thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, chỉ để làm cho người khác không tin vào Thần, mà một người không tin vào Thần lại tin vào chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa vô thần của Satan giáo, thì thực chất chính là tin vào ma quỷ.

Trong nội bộ ĐCS Trung Quốc, nhiều lãnh đạo cấp cao không phải là người vô Thần, chẳng hạn như lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Mao Trạch Đông, đã phát động một loạt các vận động chính trị và Cách mạng Văn hóa, gần như xóa sổ hệ thống văn hóa Thần truyền của Trung Quốc và buộc người dân Trung Quốc không được tin vào Thần. Tuy nhiên, bản thân Mao Trạch Đông lại vô cùng tin tưởng vào văn hóa Thần truyền, đơn vị cảnh vệ của Mao Trạch Đông được chính ông đặt tên là Đơn vị 8341. Con số này được cho là do một lần bói toán của Mao Trạch Đông trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập, khi đó thầy bói chỉ nói cho Mao Trạch Đông con số 8341 mà không giải thích gì. Mao Trạch Đông cảm thấy con số này liên quan nhiều đến vận mệnh cuộc đời mình nên đã đặt tên cho đơn vị cảnh vệ là 8341. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, người ta mới nhận ra rằng 83 là tuổi thọ của Mao Trạch Đông, và con số 41 có nghĩa là từ Hội nghị Tuân Nghĩa năm 1935 đến khi chết năm 1976, Mao Trạch Đông đã nắm quyền lực tối thượng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc trong đúng 41 năm. Có lẽ chính lòng từ bi của Thần Phật, đã thông qua con số 8341 để nhắc nhở người dân Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCS Trung Quốc phải suy nghĩ lại về sự huyền bí của văn hóa Thần truyền Trung Hoa, từ đó có cơ hội thoát ra khỏi mưu đồ của chủ nghĩa cộng sản và thuyết vô Thần.

Nội dung của thuyết vô Thần là cây không rễ

Thuyết vô Thần của chủ nghĩa cộng sản là do ma quỷ làm ra để lừa gạt con người, nó đương nhiên không thể có tính logic hợp lý chặt chẽ. Nếu như không có bạo lực nhà nước làm hậu thuẫn, cưỡng ép tẩy não người dân, mà ở trong một xã hội có tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, thì trước một hệ thống văn hóa Thần truyền nghiêm cẩn về mặt logic và đạo đức hoàn thiện, thì thuyết vô Thần căn bản không có chỗ đứng.

Nội dung chủ yếu của thuyết vô Thần bao gồm hai phương diện: Thứ nhất, Thần không tồn tại; thứ hai, tôn giáo và tín ngưỡng hữu Thần đều là cách giải thích hư ảo về thế giới khách quan mà con người không thể giải thích được.

Điều cần phải chỉ ra ở đây là, việc cho rằng không giải thích được thế giới khách quan là cái nhìn phiến diện của thuyết vô Thần; mà trong hệ thống văn hóa Thần truyền, những thế giới khách quan đều được giải thích, hơn nữa còn rất hợp lý. Trong hệ thống văn hóa Thần truyền, những tri thức và kỹ năng sớm nhất của loài người đều do các vị Thần truyền thụ, trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại, lần lượt đều có những nhân vật nhận được khải thị của Thần, làm ra những phát minh vĩ đại, cải thiện điều kiện sinh tồn của nhân loại, hay những nhân vật anh hùng nhận được thiên mệnh, dẫn dắt xã hội thay đổi triều đại, ổn định lại xã hội rối ren, để cho người dân được an cư lạc nghiệp. Trong hệ thống văn hóa Thần truyền, tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, bao gồm nguồn gốc của sinh mệnh, sự vận hành của thiên đạo, vận thế của vương triều, phúc họa của con người v.v. không chỉ có lý giải hợp lý, mà còn dự đoán được một số sự kiện xã hội nhờ căn cứ theo quy luật vận hành của thiên đạo.

Còn trong hệ thống thuyết vô Thần, không hề đưa ra được lời giải thích nào về nguồn gốc của vũ trụ và sinh mệnh, sự phát triển xã hội, phúc và họa của con người, không thể khiến cho người ta tín phục. Thế là những người vô Thần đã sáng tạo ra một khái niệm mơ hồ “không giải thích được mà lại xem như là lời giải thích” đó là: “Hiện tượng tự nhiên”, hết thảy những hiện tượng khách quan không thể giải thích được đều gọi là “hiện tượng tự nhiên.” Ý tứ là loại hiện tượng này không phải do sức người có thể làm ra được, cũng không phải do Thần tạo ra, ngay từ đầu đã cố định chết cứng như vậy. Vấn đề ở đây là bạn có thể biết một hiện tượng khách quan nào đó không phải do con người gây ra, bởi vì yếu tố con người nói chung có thể được quan sát và nghiên cứu thông qua các phương pháp khoa học, nhưng làm sao bạn biết rằng nó không phải do Thần lực làm nên? Làm thế nào bạn dám chắc nó vốn là như thế rồi? Chẳng lẽ nó không thể được tạo ra bởi một sinh mệnh ở tầng diện cấp cao hơn mà bạn không nhận ra?

Cái gọi là “hiện tượng tự nhiên” thực chất là một cách ngụy biện rất vô trách nhiệm. Nếu bạn có một chút trách nhiệm, thì bộ phận thế giới khách quan mà bạn không thể giải thích được, bạn nên gọi nó là “những hiện tượng chưa biết.” Một tiêu đề như vậy ít nhất có thể phản ánh sự kính sợ của nhà thám hiểm về thế giới chưa biết. Nhưng nếu thừa nhận rằng những hiện tượng này là trong thế giới chưa biết, bản thân lại không thể đưa ra lời giải thích, vậy thì, sự tồn tại của Thần sẽ là cách giải thích hợp lý nhất (Thần được hiểu là sinh mệnh cao cấp hơn, ở tầng diện thâm sâu hơn). Điều này là không thể chấp nhận được đối với những người vô Thần, vì vậy, họ đã tạo ra khái niệm “hiện tượng tự nhiên” rất mơ hồ, không chỉ có thể che đậy sự thiếu hiểu biết của họ về thế giới chưa được biết đến, mà còn lặng lẽ xóa bỏ sự tồn tại của Thần.

Từ đó chúng ta có thể rút ra hai kết luận chắc chắn: Thứ nhất, người vô Thần không thể phủ nhận sự tồn tại của thế giới chưa được biết đến và không thể chứng minh rằng Thần không tồn tại; thứ hai, thế giới đã biết đối với hệ thống hữu Thần, thì đối với những người vô Thần mà nói là thế giới chưa biết.

Giải thích kết luận thứ nhất:

Trong hệ thống nhận thức của thuyết vô Thần, việc Thần có tồn tại hay không, thuộc về lĩnh vực của thế giới chưa biết, vì nó là một thế giới chưa biết nên không thể chứng minh được trong thế giới chưa biết đó có Thần tồn tại hay không. Nói cách khác, đối với những người kiên trì vào thuyết vô Thần, thì dẫu có Thần anh ta cũng không thể chứng minh được, có thể thấy rằng, cách nói “thuyết vô Thần” bản thân tính logic của nó đã không vững vàng rồi. Còn với tiền đề là thừa nhận thế giới chưa biết, đứng từ góc độ logic thì chỉ có thể nói là “không thể giải thích”, chứ không thể kết luận là “vô Thần”

Giải thích kết luận thứ hai:

Ở đây trước tiên phải đề cập đến một lẽ thường đó là: một người kém hiểu biết không cách nào chứng minh một người hiểu biết có kiến ​​thức hay không, còn một người hiểu biết có thể biết được sự dốt nát của một người kém hiểu biết. Ví dụ, đối với một bài toán nâng cao, thì đối với bất kỳ ai có năng lực đạt đến mức có thể giải được bài toán đó, thì họ sẽ biết được đáp án. Nhưng đối với người có trình độ toán học rất thấp, thì sẽ không thể làm ra đáp án, bởi vì những người này không cách nào biết được đáp án mà người giải được bài toán đó có chính xác hay không, nên họ không  có năng lực kiểm tra đáp án. Nếu họ muốn giải được bài toán nâng cao kia, thì đường tắt duy nhất là chính họ cũng trở thành nhà toán học cao cấp kia. Đạo lý tương tự như vậy, mức độ nhận thức của con người về thế giới là có phân thành cấp bậc cao thấp, người có mức độ nhận thức thấp không thể kiểm tra xem liệu kết quả nhận thức của người có mức độ nhận thức cao có đúng hay không, trừ khi người đó cũng có thể đạt được mức độ nhận thức cao.

Đối với những người rất tin vào hệ thống văn hóa Thần truyền, sự tồn tại của các vị Thần thuộc về thế giới đã biết, là một sự thực xác định, về mặt logic là thuộc về “điều có thể biết”. Nói cách khác,  cùng một bộ phận của thế giới khách quan, thì một số người có thể biết được, nhưng có người lại không thể biết được. Sự khác biệt nằm ở chỗ mức độ của hệ thống kiến ​​thức mà hai nhóm người này tiếp thụ là không giống nhau, giống như vấn đề toán học đã đề cập trước đó. Đối với một người “vô Thần”, nếu thực sự muốn biết Thần có tồn tại hay không, cách duy nhất là tìm hiểu nội dung nhận thức của hệ thống văn hóa Thần truyền, đó là nâng cao trình độ nhận thức của mình theo hệ thống logic đó, khiến thể hệ văn hóa Thần truyền trở thành thế giới đã biết trong lĩnh vực nhận thức của chính mình.

Ba lập luận chính của thuyết vô thần không có giá trị

Những người vô Thần tin rằng Thần không tồn tại vì ba lý do: Một là con người không nhìn thấy Thần; hai là khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần; thứ ba họ cho rằng thuyết tiến hóa cho biết rằng con người tiến hóa từ sinh mệnh cấp thấp hơn, do đó phủ nhận truyền thuyết Thần đã tạo ra con người.

Nói một cách logic, cả hai lý do đầu tiên đều không hợp lý. Thứ nhất, không nhìn thấy không nhất định không tồn tại. Đặc biệt, khoa học ngày nay đã có thể khám phá một phần của thế giới vi quan. Các hạt, trường và sóng trong thế giới vi quan đều là thứ con người không thể nhìn thấy; vật chất tối khổng lồ, năng lượng tối và lỗ đen trong vũ trụ con người cũng không thể nhìn thấy được. Lấy sóng điện từ làm ví dụ, con người chỉ có thể nhìn thấy một phạm vi giới hạn của ánh sáng khả kiến, và hầu hết các tần số con người đều không thể nhìn thấy được. Như thế chỉ để nói rằng có nhiều thứ mắt con người nhìn không thấy, nhưng nó vẫn tồn tại và có thể phát hiện được với sự trợ giúp của các công cụ. Vậy thì, trong vũ trụ có bao nhiêu thế giới mà con người không thể khám phá được với trình độ khoa học và công nghệ của nhân loại? Còn có bao nhiêu thế giới không thể phát hiện được ngay cả khi có sự trợ giúp của các công cụ? Hãy tin rằng thế giới rộng lớn hơn những gì chúng ta có thể khám phá.

Thứ hai, những sự vật không thể chứng minh bằng khoa học cũng không thể nói là không tồn tại. Như đã đề cập trước đó, tuyệt đại đa số các thế giới trong vũ trụ thì công nghệ của con người không thể khám phá ra được. Còn các vị Thần được ghi chép trong văn hóa Thần truyền của nhân loại là một sinh mệnh cao cấp hơn so với con người không biết bao nhiêu lần, dựa vào sự hiểu biết của chúng ta đối với Thần, thì Thần có thể tạo ra vũ trụ, thời gian và không gian, con người và vạn vật. Nếu con người không biết gì về vũ trụ mà họ đang sinh tồn, thì làm sao họ có thể sử dụng cái gọi là trình độ công nghệ của mình để khám phá những sinh mệnh cao cấp hơn đã tạo ra vũ trụ này?

Tiếp theo hãy xem xét lý do thứ ba. Trên thực tế, thuyết tiến hóa vẫn luôn dừng lại ở giai đoạn giả thuyết, quan điểm về sự sinh vật tiến hóa được đưa ra trong thuyết tiến hóa chưa bao giờ được thực chứng bằng bằng chứng phát hiện khảo cổ học, ngược lại, nhiều di vật được tìm thấy trong khảo cổ học lại phủ nhận thuyết tiến hóa. Để dẫn chứng một vài ví dụ, các nghiên cứu về khảo cổ và địa chất đã phát hiện ra rằng trong kỷ Cambri đã có nhiều loài đột ngột xuất hiện mà không có một thời gian biểu tiến hóa nào cả. Hiện tượng này được gọi là bùng nổ sự sống kỷ Cambri, hiện tượng này ủng hộ thuyết sáng tạo hơn là thuyết tiến hóa.

Thứ hai, nhiều di tích của các nền văn minh cổ đại đã được phát hiện trong các địa tầng, bao gồm lò phản ứng hạt nhân cách đây 2 tỷ năm, hóa thạch dấu chân người cách đây hơn 200 triệu năm, đinh vít và đinh sắt trong đá cách đây hàng chục triệu năm, và các vỉa than 300 triệu năm trước với dây chuyền vàng, nồi sắt v.v. chứa trong đó, cũng như di vật của các vụ nổ hạt nhân thời tiền sử được tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Đông v.v. Những di tích của các nền văn minh tiền sử này cho thấy trong hàng trăm triệu năm, trong thời đại mà các nhà tiến hóa tin rằng chúng thuộc về loài vượn và thậm chí là loài bò sát, đã luôn tồn tại một xã hội loài người, và thậm chí là một xã hội loài người rất phát triển (Nền văn minh nhân loại dường như đang lặp lại chu kỳ phát triển, thịnh vượng, hủy diệt rồi phát triển từ đầu), điều này cho thấy loài người không phát triển từ sinh vật bậc thấp theo thời gian biểu của thuyết tiến hóa, mà luôn tồn tại độc lập ngoài thời gian biểu của thuyết tiến hóa.

Logic cơ bản của thuyết tiến hóa là:

  1. Khởi nguồn của sự sống ban đầu là một tập hợp các chất hữu cơ trong điều kiện tự nhiên có sấm, chớp, gió, mưa mà đột ngột tổ hợp thành thể sống có chức năng trao đổi chất và chức năng tự sinh sản. 
  2. Các sinh vật bậc thấp sơ cấp này nhờ đột biến gen mà sinh ra chức năng mới, gen của sinh vật có chức năng mới lại đột biến tạo ra chức năng mới, chỉ cần có đủ thời gian thì các đột biến đó tiếp tục xảy ra, sinh vật bậc thấp sẽ được tiến hóa dần dần thành một giống loài khác cao cấp hơn.

Nhiều nhà khoa học đã tính toán dựa trên xác suất, theo logic của tiến hóa, nếu những quá trình kết hợp ngẫu nhiên này và quá trình tiến hóa của đột biến gen có thể thành hiện thực, thì thời gian từ khi sinh ra sự sống đến khi tiến hóa thành con người phải vượt xa thời gian sự tồn tại của vũ trụ. Có thể thấy, về mặt xác suất, thuyết tiến hóa là không hề thực tế. Để làm một phép so sánh đơn giản, các nguyên liệu thô khác nhau được chất đống trong một nhà máy và sau đó không có bất kỳ sự can thiệp thủ công nào mà chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên như gió, mưa, sấm sét. Trong dòng sông dài của thời gian, những vật liệu thô này có thể được lắp ráp tự nhiên thành một bộ thiết bị cơ khí với các chức năng cụ thể, và những máy móc này cũng có thể được nâng cấp liên tục một cách tự nhiên thành các sản phẩm tiên tiến hơn. Điều này rõ ràng là không thể. Chúng ta biết rằng muốn kết hợp các nguyên liệu thô thành một chiếc máy có chức năng cụ thể thì nó phải do các nhà thiết kế và công nhân chế tạo chính xác. Mà sinh mệnh còn phức tạp hơn bất kỳ sản phẩm nhân tạo nào, nếu như một thiết bị máy móc cần phải được thiết kế và chế tạo mới hình thành được, vậy thì, một sinh mệnh còn phức tạp hơn nhiều làm sao có thể tạo ra được một cách ngẫu nhiên đây?

Khoa học hiện đại phát hiện rằng, một sinh vật đơn bào đơn giản nhất, ở cấp độ phân tử, bên trong nó cũng chứa đầy những cỗ máy phân tử với cấu trúc phức tạp, vượt quá bất kỳ thiết bị cơ khí nào do con người chế tạo. Vậy, một cỗ máy phân tử (chức năng của tế bào) với cấu trúc phức tạp và hiệu suất cao như vậy được lắp ráp như thế nào?

Ví dụ, một số vi khuẩn có ít nhất một tiên mao, và chức năng của tiên mao này là giúp vi khuẩn bơi trong môi trường lỏng. Các nhà khoa học đã phóng đại cấu trúc của tiên mao vi khuẩn lên 50.000 lần và phát hiện ra rằng tiên mao này thực sự là một cỗ máy phân tử tinh vi bao gồm các phân tử, nó có stato, rôto, một giới diện hình chữ U, trục truyền động và có chân vịt, có hai bánh răng tiến và lùi, cấu tạo rất giống với động cơ ngoài dùng trên xuồng máy do con người chế tạo. Các nhà khoa học ca ngợi cỗ máy phân tử này là cỗ máy hiệu quả nhất vũ trụ, có thể chạy với tốc độ 100.000 vòng/phút, tốc độ quay nhanh như vậy nhưng chỉ cần 1/4 vòng quay là dừng ngay và thay đổi ngay lập tức, hướng quay ngược chiều với tốc độ 100.000 vòng/phút. Ngoài ra, đầu còn lại của cỗ máy phân tử này được kết nối với một cảm biến tín hiệu, có thể nhận tín hiệu phản hồi từ môi trường bên ngoài để điều chỉnh trạng thái chuyển động.

Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện ra rằng mã di truyền trong gen là một tập hợp các chương trình điều khiển thông minh tự động phức tạp và tiên tiến hơn các chương trình máy tính của con người. Ở các sinh vật đơn bào, mã di truyền kiểm soát việc lắp ráp các phân tử khác nhau thành các bộ máy phân tử. Ở các sinh vật bậc cao đa bào, mã di truyền cũng kiểm soát sự phân chia tế bào, và khi đó các tế bào đã phân chia được xây dựng một cách có trật tự trên phần đã được thiết kế theo đúng quy trình kiểm soát trong mã di truyền, tạo thành các bộ phận với các chức năng cụ thể, các bộ phận đó lại tổ hợp với nhau theo sắp xếp của mã di truyền, và cuối cùng cấu thành nên một hệ thống sống vô cùng phức tạp. Có thể thấy, toàn bộ quá trình hình thành sinh vật bậc cao có sự phức tạp, tinh vi và tính tự động hóa vượt xa bất kỳ công xưởng nào của con người.

Mã di truyền trong cơ thể sống là một tập hợp các chương trình thiết kế thông minh và điều khiển tự động, vậy thì, một bộ lập trình tạo ra sinh mệnh cao cấp còn phức tạp hơn cả máy tính kia, thì ai đã thiết kế và cài đặt nó vào trong gen của sinh mệnh sống? Rất hiển nhiên, đó nhất định là một sinh mệnh cao cấp hơn con người đã sáng tạo ra nhà máy của các sinh mệnh là trái đất này, rồi thiết kế và chế tạo các loại sinh vật, bao gồm cả con người.

Ba lý thuyết về nguồn gốc loài người

Về nguồn gốc của loài người, từ xưa đến nay, có ba thuyết, một là thuyết Thần sáng tạo, hai là thuyết tiến hóa và ba là do người ngoài hành tinh sáng tạo. 

Ở phần trước chúng tôi đã phủ nhận thuyết tiến hóa. Bây giờ chúng ta xem xét thuyết người ngoài hành tinh tạo ra con người. Vào nửa sau thế kỷ 20, khi khoa học nhân loại phát triển và công nghệ vũ trụ ra đời, việc khám phá ngoài không gian cũng khiến người ngoài hành tinh trở thành chủ đề cốt lõi của việc khám phá không gian. Khi con người đặt tầm nhìn ra không gian vũ trụ rộng lớn hơn, nhận thấy sự nhỏ bé của mình, và cũng nhận ra rằng hẳn là trong vũ trụ còn có nền văn minh tiên tiến hơn con người, theo đó cũng sinh ra các giả thuyết khác nhau như người ngoài hành tinh đã tạo ra sự sống trên trái đất và cải tiến gen của vượn người trên trái đất để tạo ra con người. Nói một cách logic, thuyết này dường như không có sơ hở mấy, nó đáng tin cậy hơn nhiều so với thuyết tiến hóa. Bởi vì con người biết được rằng sự phát triển của khoa học và công nghệ thực sự có thể cải thiện các đặc tính của sinh vật bằng cách sửa đổi gen, và thậm chí có thể tạo ra các loài mới. Vậy, sự sống trên trái đất có thực sự do người ngoài hành tinh tạo ra?

Thuyết người ngoài hành tinh sáng tạo cho rằng người ngoài hành tinh phân bố tất cả các loại sinh vật đến các hệ sinh thái của trái đất, sau đó qua năm tháng lâu dài, người ngoài hành tinh tiếp tục chỉnh sửa gen của những sinh vật này và dần dần tạo ra con người. Tiền đề của tuyên bố này là các sinh vật đã tồn tại, có nghĩa là, người ngoài hành tinh không tạo ra sự sống nguyên thủy thông qua vật chất hữu cơ, mà sử dụng trái đất như một cơ sở thử nghiệm sinh học, gieo một số sinh vật đã tồn tại trên trái đất, và không ngừng cải tiến giống loài, cuối cùng phát triển thành con người.

Thuyết người ngoài hành tinh sáng tạo và thuyết Thần sáng tạo đều là thuyết sáng tạo, và cả hai đều không công nhận thuyết tiến hóa liên quan đến nguồn gốc của loài người trên Trái đất. Tuy nhiên, nội dung liên quan và năng lực sáng tạo của thuyết người ngoài hành tinh sáng tạo không giống với thuyết Thần sáng tạo. Từ đẳng cấp sinh mệnh mà xét, cả người ngoài hành tinh và con người đều thuộc về con người trong vũ trụ, và một số người ngoài hành tinh chỉ đi trước con người về sự phát triển công nghệ. Khả năng của người ngoài hành tinh khác xa so với khả năng của các vị Thần được ghi lại trong văn hóa Thần truyền của chúng ta, hoàn toàn không cùng đẳng cấp. Sự sáng tạo thế giới trong văn hóa Thần truyền là một công việc có hệ thống khổng lồ, đầu tiên Thần tạo ra vũ trụ, tạo ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao, tạo ra trời và đất, sau đó tạo ra con người và các sinh vật khác nhau. Theo ghi chép của Sáng thế ký trong văn hóa Thần truyền, văn minh ngoài hành tinh được khoa học và công nghệ hiện đại khám phá cũng chỉ là một trong số tất cả những thứ do Thần tạo ra.

Có thể thấy rằng đối với nguồn gốc của loài người trên Trái đất, cái gọi là thuyết người ngoài hành tinh sáng tạo, nhiều nhất  chỉ có thể được coi là thuyết người hành tinh cải tạo, những thuyết này không thể giải thích khởi nguồn của sinh mệnh, càng không thể giải thích nguyên lai của thiên địa vũ trụ.

Trong nền văn hóa Thần truyền, các vị Thần không chỉ tạo ra con người, mà còn tạo ra trời đất và vạn vật. Trước đó, chúng tôi đã nói rằng sự phát triển và hình thành của con người và các sinh vật khác nhau được kiểm soát bởi các lập trình vô cùng tinh vi trong mã di truyền. Loại lập trình để tạo ra sinh mệnh phức tạp hơn nhiều so với cả máy tính mà con người tạo ra này, hiển nhiên chỉ có thể bắt nguồn từ sinh mệnh có trí tuệ cao cấp hơn con người, đó chính là Thần được ghi chép trong văn hóa Thần truyền.

Chiêm tinh. Ảnh youtube

Các hành tinh vũ trụ. Ảnh youtube

Hãy nhìn vũ trụ bên ngoài trái đất, lấy hệ mặt trời làm ví dụ, mỗi hành tinh quay quanh mặt trời và sự phân bố quỹ đạo rất hài hoà. Chúng ta biết rằng khi con người phóng vệ tinh nhân tạo thì phải tính toán chính xác quỹ đạo, góc và tốc độ của vệ tinh lúc nhập quỹ đạo phải vô cùng chính xác, nếu không vệ tinh sẽ bị rơi trên mặt đất hoặc là rời xa khỏi trái đất. Những người theo thuyết vô Thần tin rằng việc nhập vào quỹ đạo của hành tinh dựa trên sự ngưng tụ và sự lắng đọng hấp dẫn của vật chất tinh vân tạo thành mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình hình thành hệ sao, và sau đó một số vật chất ngưng tụ thành hành tinh. Tuy nhiên, những giả thuyết này đã quên mất một khái niệm quan trọng là xác suất, nếu nó phụ thuộc vào sự kết tụ ngẫu nhiên của vật chất tinh vân để tạo thành một hành tinh quay quanh một hằng tinh, vậy thì, chất lượng hành tinh sau khi vật chất ngưng tự tạo thành và khoảng cách đến hằng tinh cũng như tốc độ vận hành, xác suất 3 ba yếu tố này đồng thời thỏa mãn là bao nhiêu? Điều này cũng giống như đã nói ở trên là sự kết hợp ngẫu nhiên của các vật liệu để tạo thành thiết bị cơ khí. Tương tự, nếu có một loại sinh mệnh có trí tuệ cao cấp đã thiết kế toàn bộ quá trình vật chất tinh vân ngưng tụ thành hành tinh, thì cách vật chất tinh vân ngưng tụ thành hành tinh, khối lượng nó ngưng tụ thành hành tinh là bao nhiêu và tốc độ di chuyển của nó trên một quỹ đạo nhất định là bao nhiêu, chính là một quy trình rất có trật tự và nhất quán và có thể kiểm soát được. Với tiền đề rằng mọi thứ trong vũ trụ đều có thể được kiểm soát, chiểu theo quy trình để tạo ra hệ thống có trật tự mà chúng ta đã thấy hiện nay, thì nó hợp lý hơn nhiều so với lý thuyết phát sinh ngẫu nhiên của những người vô Thần.

Từ sinh mệnh cho đến sự vận hành của các thiên thể, mọi thứ chúng ta quan sát được trong vũ trụ đều thể hiện tính trật tự rất phức tạp. Càng phức tạp và càng có trật tự, thì càng có nhiều yếu tố trí tuệ đằng sau đó, tính ngẫu nhiên càng ít hơn. Do đó, vũ trụ và sinh mệnh chỉ có thể có một nguồn gốc duy nhất, đó là từ sự thiết kế và sáng tạo của sinh mệnh có trí tuệ cao cấp hơn con người. Đó chính là Thần hoặc Thần cao hơn nữa trong văn hóa Thần truyền – Sáng thế chủ.

Vũ Trụ này có 9 hành tinh quay quanh mặt trời, trong đó trái đất quay xung quanh mặt trời với tốc độ và quỹ đạo cố định, vô cùng chính xác nên mới sinh ra ngày đêm, 4 mùa xuân hạ thu đông tuần tự. Liệu tất cả những cái đó có thể là ngẫu nhiên?

Các hành tinh cũng quay với quỹ đạo cố định, không thay đổi nên không va chạm nhau. Vì quay có chu kỳ cố định, chính xác tuyệt đối nên khoa học mới biết trước hàng chục năm trước đến khi nào có nhật thực, nguyệt thực v.v…

Sự vận chuyển ấy là vô cùng tinh xảo và chính xác, liệu con người có thể tạo ra nổi, chỉ nghĩ ra một cơ chế như thế cũng không nghĩ ra được chứ đừng nói đến tạo ra. Đồng hồ nhỏ bé con người tạo ra sau 1 năm cũng chạy lệnh vài giây đến và phút, Ấy thế mà vũ trụ hàng trăm triệu năm vẫn tuần hoàn chính xác như thế, liệu có thể là ngẫu nhiên?

Liệu đó chỉ là vận động ngẫu nhiên không, ngẫu nhiên thì nó phải quay lúc nhanh lúc chậm, lúc thế này thế kia, chứ cố định có chu kỳ như thế tuyệt không thể ngẫu nhiên. Vì thế mà các khoa học gia nổi tiếng hư Newton, Eistein khi nghiên cứu vũ trụ cũng phải cảm thán mà thốt lên rằng phải có một Sáng Thế nào đó tạo ra nó.

Các khoa học gia có thành tựu đỉnh cao đầu ngành như Copernicus, Descartes, Galileo (người nổi tiếng với câu nói “dù sao trái đất vẫn quay”) và Newton đều tuyệt đối tin rằng phải có một Sáng Thế Chủ tạo ra.

Newton và Einstein là những nhà bác học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người say mê nghiên cứu sự vận hành của vũ trụ và vật chất cho đến tận cùng rồi đều kết luận rằng phải có một vị Thần mới có thể tạo ra được cơ chế vận hành chính xác tuyệt đối như thế.

Newton cũng nói: “Vạn vật trong vũ trụ, nhất định có một vị Thần toàn năng đang điều khiển”

Trong cuốn sách Newton truyện” nêu rõ Newton tin chắc nói rằng: Thần mới chính là chủ nhân thật sự sang tạo nên hệ Mặt Trời vô cùng tinh xảo này”

Cũng như nhiều nhà khoa học khác, Einstein tin tưởng tuyệt đối Thần tạo ra vũ trụ này chứ không thể ngẫu nhiên mà có nhưng không thể chứng minh được bằng phương pháp khoa học, ông nói: “….Vì vậy, khoa học hôm nay chưa thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn còn chưa có phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”.

Quay trở lại văn hóa Thần truyền là con đường đúng đắn cho loài người

Qua nghiên cứu so sánh, chúng ta có thể thấy rằng thuyết Thần sáng tạo không chỉ là một thuyết pháp về nguồn gốc của loài người mà còn chứa đựng một hệ thống logic chặt chẽ, một hệ thống đạo đức hoàn thiện, một trí tuệ cao cấp hơn và một tầm nhìn khoa học rộng lớn nhất, thuyết Thần sáng tạo rất hiển nhiên không giống như thuyết vô Thần giải thích một cách hư ảo về thế giới mà con người không biết đến. Ngược lại, lập luận của chủ nghĩa vô thần là không hợp lý về mặt logic, và không có bằng chứng khoa học chứng minh cho nó. Trong thực tế, nó được thúc đẩy bởi sự chuyên chế của chủ nghĩa cộng sản. 

Từ góc độ vận mệnh của con người, thuyết Thần sáng tạo cùng hệ thống văn hóa Thần truyền sinh ra từ đó cung cấp một hệ thống hoàn chỉnh về con đường cứu rỗi con người, bao gồm các Thần thoại và truyền thuyết từ xa xưa, sự kế thừa văn hóa ổn định, hình thức quản trị xã hội phù hợp với Thiên đạo, cấu trúc quy phạm xã hội lấy tín ngưỡng làm căn bản, và hệ thống luân lý đạo đức cá nhân lấy sự khoan dung và nhân từ làm cốt lõi. Đây là một bộ hệ thống tràn đây từ bi và trí tuệ, chặt chẽ nghiêm cẩn, tiến trình lịch sử được an bài một cách tinh vi và có trật tự, con người ở trong hệ thống này có thể nghiệm rất phong phú rõ ràng, không ngừng được chứng kiến ​​sự chân thực và cao quý của văn hóa Thần truyền, và còn thể hiện được kế hoạch cứu rỗi con người mà Thần đã vạch ra.

Mà logic của chủ nghĩa vô Thần rất hỗn loạn, thực tế đã khiến cho xã hội đầy máu và bạo lực. Kẻ cầm quyền lấy những người dân vô tội làm vật hy sinh, thiết lập cơ cấu quyền lực kim tự tháp độc tài và toàn trị nhất trong lịch sử, đày ải ức vạn dân dưới bàn chân của chúng. Đó là một trò lừa đảo đã được lên kế hoạch có chủ ý bởi kẻ cầm đầu của tà giáo Satan và những băng đảng. Điều đáng sợ hơn của thuyết vô Thần là nó cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần, chặn đứng con đường trở về Thiên quốc của con người thông qua hệ thống tu luyện của văn hóa Thần truyền, biến con người trở thành những kẻ lang thang trong vũ trụ bị Thần linh ruồng bỏ, cuối cùng bị đào thải và hủy diệt trong lịch sử diễn hoá của vũ trụ. Có thể thấy thuyết vô thần là trò lừa đảo nguy hiểm nhất mà nhân loại phải đối mặt. Cách duy nhất để nhân loại thoát khỏi trò lừa đảo này là quay trở lại hệ thống văn hóa Thần truyền.

Để lý giải điều này, chúng ta đứng trên cơ sở văn hóa thần truyền mới nhìn được càng rõ ràng hơn. Như đã đề cập trong phần trước, chủ nghĩa cộng sản mà ĐCS Trung Quốc tin tưởng bắt nguồn từ Satan giáo. Các nhà chức trách của ĐCS Trung Quốc và hàng chục triệu đảng viên dù vô tình hay cố ý đều đang hoạt động như đại diện của quỷ Satan trên thế giới. Văn hóa Thần truyền là mục tiêu đầu tiên mà ác quỷ Satan muốn tiêu diệt trên thế giới.

Chính vì thế mà cách mạng văn hóa 1966 – 1976 ở Trung Quốc đã phá đi văn hóa truyền thống vốn có niềm tin tín ngưỡng vào Thần, nhằm truyền bá học thuyền vô thần đấu tranh giai cấp, khiến người đầu với trời, người đấu với đất, người đấu với người.

Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung” trong thời cách mạng văn hóa. Ảnh: zhengjian.org

Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung” trong thời cách mạng văn hóa. Ảnh: zhengjian.org

“Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn thờ cách mạng văn hóa. Ảnh: zhengjian.org

“Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn thời cách mạng văn hóa. Ảnh: zhengjian.org

Cách mạng văn hóa

Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi trong thời cách mạng văn hóa. Ảnh: zhengjian.org

Hồng vệ binh đập phá tượng Phật tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng. Ảnh: zhengjian.org

Hồng vệ binh đập phá tượng Phật tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng. Ảnh: zhengjian.org

Thế nhưng từ năm 1992 sự xuất hiện môn khí công cổ truyền là Pháp Luân Công đã xây dựng lại mối quan hệ Thiên – nhân của người Trung Quốc đương thời, để cho huyết mạch của những người Trung Quốc bị chủ nghĩa vô Thần lừa dối được kết nối lại với hệ thống văn hóa Thần truyền. Đây là điều mà quỷ Satan không thể chịu đựng được. Vì vậy, quỷ Satan đã thao túng kẻ bại hoại nhất trong số những người nắm quyền trong ĐCS Trung Quốc, phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Mục tiêu chính của cuộc bức hại này là khiến các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền ĐCS Trung Quốc đã bức hại Các học viên Pháp Luân Công một cách tàn bạo, thậm chí là tàn sát. Sự đối lập giữa văn hóa Thần truyền và thuyết vô Thần trên thế giới, kỳ thực chính là biểu hiện cuối cùng của kế hoạch cứu rỗi nhân loại của Thần và âm mưu huỷ diệt loài người của ma quỷ trong vũ trụ.

Quay trở lại với kết luận ở đầu bài viết này, từ các dân tộc cổ đại cho đến các nền văn minh hiện đại, sợi dây cơ bản xuyên suốt văn hóa và lịch sử loài người là “Tín Thần hay tin vào ma quỷ” và “Được cứu rỗi hay bị hủy diệt”. Đây là vở kịch lớn cuối cùng vào thời khắc cuối cùng của lịch sử nhân loại được đề cập đến trong các tôn giáo và truyền thuyết dân gian. Màn kịch này phải chăng đang được trình diễn? Chúng ta phải chăng đã đang ở trong vở kịch này? Mong rằng những phân tích của bài viết này có thể cung cấp cho độc giả một chút manh mối.

Dịch từ Epochtimes

Lam Sơn

Theo ntdvn.net

Bài liên quan:

>> Người vô Thần chỉ tin vào khoa học, còn các nhà khoa học tin tưởng tuyệt đối vào Thần


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc