Home » Cổ truyền, Văn hóa » Nhà Hậu Trần: P3 – Cuộc chiến khốc liệt

Sau nửa năm ổn định nội bộ, vào tháng 7/1409 nhà Hậu Trần mới chuẩn bị tiến đánh Đông Đô. Nhưng cơ hội tốt nhất đã vuột mất, thành được quân Minh gia cường phòng thủ với những khẩu pháo đặt trên thành sẵn sàng nhả đạn.

>> Nhà Hậu Trần: P1 – Đại chiến bến Bô Cô tiêu diệt 10 vạn quân Minh, chấn động Nam Kinh

>> Nhà Hậu Trần: P2 – Nội bộ mâu thuẫn, tướng tài bị giết oan

Quân Hậu Trần không có kinh nghiệm đánh thành trì kiên cố, nên dù thành Đông Đô quân Minh chỉ còn lại ít, nhưng nếu tấn công có dành chiến thắng cũng hao tổn rất nhiều binh sĩ, vì thế mà quân Hậu Trần chỉ tạm thời bao vây bên ngoài thành.

Mặt khác Trương Phụ lúc này cũng đã đưa quân đến Bắc Giang sẵn sàng tiến đánh, khiến nhà Hậu Trần cũng không dám dồn sức tiến đánh thành Đông Đô.

Có thêm viện binh mạnh, quân Minh giải vây thành Đông Đô

Trương Phụ dù đã đưa quân đến Bắc Giang, nhưng vốn cẩn trọng nên không cho quân đánh ngay. Vì quân Minh không còn thủy binh do đã bị tiêu diệt trong trận Bô Cô, Trương Phụ cho quân đóng các chiến thuyền, xây dựng thủy binh thật mạnh rồi mới tấn công.

Lúc này ở phía bắc và thành Đông Đô, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng đa số tự phát, tổ chức kém và quân lính chưa được huấn luyện tốt. Quân của nhà Hậu Trần cũng có phần nhiều là lính mới tuyển chưa huấn luyện nhiều, đa phần còn ít kinh nghiệm. Trong khi quân của Trương Phụ là quân chính quy và quân tinh nhuệ.

Sau khi chuẩn bị thủy binh đầy đủ, đầu tháng 8/1409 Trương Phụ cho quân tiến đến giải vây cho thành Đông Đô, các quân khởi nghĩa dù cố gắng cầm cự nhưng thất bại và bị tàn sát. Giải vây được cho thành Đông Đô, Trương Phụ và Mộc thành lên kế hoạch tiến quân tiêu diệt nhà Hậu Trần.

Giản Định Đế ly khai và bị bắt

Quân Minh tấn công vào Hạ Hồng (thuộc Hải Dương ngày nay) cho Nguyễn Súy và Giản Định Đế chỉ huy, quân Hậu Trần không chống nổi liền lui quân. Nhưng Giản Định Đế lại tách riêng rút theo con đường khác đến trấn Thiên Quan (Ninh Bình ngày nay). Trùng Quang Đế nghe tin lo rằng Thượng Hoàng Giản định có ý ly khai liền sai Nguyễn Súy đuổi theo.

Biết tin, Trương Phụ chỉ huy đội kỵ binh tinh nhuệ, Mộc Mạnh nắm bộ binh cùng các tướng thủy binh tấn công trấn Thiên Quan vây bắt Giản Định Đế. Cùng đường Giản Định Đế cùng các tướng trốn vào rừng. Quân minh bao vây lùng sục, cuối cùng Giản Định Đế và các tướng đều bị bắt giải về Kim Lăng và bị xử tử.

Nguyễn Súy dẫn quân đến Thiên Quan nhưng chậm một bước, không cứu kịp Giản Định Đế, đành rút quân về Thanh Hoa bảo toàn lực lượng.

Quân Minh tấn công, tại Bình Than quân Hậu Trần chiến thắng

Nhà Hậu Trần bố trí quân nhằm gấp áp lực cho thành Đông Đô: Vua Trùng Quang và Nguyễn Cảnh Dị đóng quân ở Bình Than – phía đông thành Đông Đô, còn Đặng Dung đóng quân ở Hàm Tử – phía nam thành Đông Đô. Trong đó lực lượng chủ yếu ở Bình Than, còn ở Hàm Tử chỉ có khoảng 1 vạn quân.

Cách bố trí quân như vậy nhằm khiến quân Minh không tập trung toàn quân tấn công được một phía được, bởi nếu không thành Đông Đô sẽ bị tấn công.

Trương Phụ quyết định tấn công cả 2 cánh quân của nhà Hậu Trần. Từ Chính dẫn quân đánh Bình Than, Trương Phụ đưa quân tiến đánh Hàm Tử.

Từ Chính dẫn quân đánh Bình Than, quân nhà Hậu Trần dùng nghi binh đánh lạc hướng rồi theo sông Thái Bình bất ngờ đánh chiếm Hạ Hồng, quân Minh thua chạy về hướng Bình Than, quân nhà Hậu Trần đuổi theo bao vây rồi tiến đánh Bình Than. Quân nhà Hậu Trần đa phần tập trung ở đây nên rất mạnh, quân Minh không sao chống nổi, tướng chỉ huy Từ Chính tử trận, quân Minh bị tiêu diệt gần hết.

Quân Minh chiếm được Hàm Tử nhưng tử trận nhiều

Tại Hàm Tử, Đặng Dung cho lập thế trận phòng thủ, đóng cọc dưới sông, dựng chiến lũy bờ đông sông Hồng, các chiến thuyền dàn trận rất bài bản.

Trương Phụ đưa quân đến, dò la tình hình, thấy quân Hậu Trần dàn trận rất bài bài. Vốn rất cẩn trọng, Trương Phụ không đánh ngay, mà chờ cơ hội hay tìm ra điểm yếu mới đánh.

ham-tu

Trận Hàm Tử. (Minh họa từ zing.vn)

Lúc này là cuối tháng 8 âm lịch, quân Hậu Trần thiếu lương thực phải chia quân đi gặt lúa sớm. Trương Phụ biết tin liên cho quân tấn công, chia quân 2 đường thủy bộ tiến đánh rất mạnh. Trương Phụ đi theo hậu quân đường thủy.

Thủy binh quân Minh xuôi theo dòng thủy triều tiến đánh, lợi dùng thuyền lớn và súng hiện đại bắn thẳng vào quân Hậu Trần.

Quân Hậu Trần ít hơn, đứng trước hỏa lực mạnh của quân Minh thì dần dần bị thất thế liền rút lui, nhờ thuyền nhẹ nên lướt trên bãi cọc ngầm chuẩn bị sẵn. Quân Minh đuổi theo, nhưng vì thuyền lớn, đáy thuyền sâu nên vướng vào bãi cọc ngầm, thuyền sau lại theo đà đâm vào cọc ngầm hay thuyền trước, đội hình rối loạn.

Lúc này Đặng Dung mới phát phát lệnh, lập tức những thuyền nhỏ mai phục hai bên bờ dấu trong các bãi lau sậy bất ngờ tấn công vào sườn quân Minh, các thuyền đang rút lui cũng quay lại tiến đánh.

Quân Minh bị rơi vào thế trận chuẩn bị sẵn, bị tử trận rất nhiều, binh sĩ từ các thuyền vỡ dời sang các chiến thuyền còn lành lặn phía sau, hoặc được đưa lên bờ tấn công các chiến lũy quân Hậu Trần trên bộ. Thủy quân quân Hậu Trần tấn công mạnh, quân Minh dựa vào quân số đông hơn và vũ khí hiện đại đánh trả, hai bên ở thế trận giằng co quyết liệt.

Lúc này hậu quân của Trần Phụ đánh nơi, có thêm quân số quân Minh đánh mạnh, quân Hậu Trần chống trả quyết liệt, nhưng do quân ít hơn, đến chập tối phải rút lui, lợi dụng trời tốt rút về Nghệ An. Quân Minh dù thắng trận nhưng thiệt hại rất nhiều.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc