Home » Cổ truyền, Văn hóa » Dạy con đức tính trung thực, không nói dối

Đứa trẻ mới sinh ra rất đáng yêu, như một tờ giấy trắng rất ngây thơ. Thế nhưng mỗi năm mỗi lớn, cho đến một ngày cha mẹ phát hện rằng con của mình đã biết nói dối, bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ nhặt vặt vãnh, nhưng nếu không được giáo dục kịp thời, tính xấu này sẽ phát triển và sẽ rất khó dạy dỗ.

Đứa trẻ ban đầu chưa có quan niệm hay thói quen xấu, chúng chỉ hình thành tính xấu khi nhìn thấy điều đó ở người khác. Do đó cần tránh nói dối đối với con trẻ, nếu cha mẹ thấy việc khó nói thì có thể nói rằng “lớn lên một chút con sẽ hiểu” chứ không nên nói dối con.

Cha mẹ cần luôn trung thực từ việc nhỏ để làm gương co con cái. Người xưa rất xem trọng việc này. Có câu chuyện về một gia đình nông dân nọ, hai vợ chồng có một đứa con trai khoảng 10 tuổi.

Người vợ ở nhà làm nội trợ, một lần sai bảo con trai làm việc nhưng nó tỏ vẻ ham chơi không muốn làm, vì thế bà liền nói: Con làm cho mẹ việc này, đợi đến lúc cha con về sẽ mổ heo làm thịt cho con ăn!”. đứa trẻ nghe thế thì vui lắm liền làm các việc mà mẹ sai bảo

Người chồng về thấy con trai đón mình rất vui vẻ và dục bố mổ heo, người chồng không hiểu liền hỏi vợ, người vợ thuật lại câu chuyện xảy ra, và người chồng cầm dao tìm đến chuồng heo để giết thịt.

Người vợ vội vàng chạy lại can ngăn: “Tôi chỉ là nói mổ heo ăn thịt để dỗ con thôi, mình sao lại làm thật như vậy chứ?”.

Người chồng nghiêm túc nói: “Nếu hôm nay chúng ta nói dối con, thì sau này khi con lớn lên cũng sẽ luôn nói dối, làm sao có thể trở thành người chân thật đây?”.

Câu chuyện cho thấy việc giáo dục tính chân thật cho con cái rất quan trọng, bắt đầu chỉ là những chuyện vặt vãnh như thế, nhưng nếu cha mẹ không làm gương sẽ để lại hình ảnh xấu cho con trẻ, và chúng cũng bắt chước theo nối dối.

Có một câu chuyện xưa kể rằng có một quốc vương ở nước nọ không có con, ông rất yêu thích trẻ nhỏ. Năm tháng trôi qua, quốc vương dần già yếu và ông biết rằng mình không thể có con.

Quốc vương muốn tìm mộ đứa trẻ nuôi nấng dạy dỗ nó để sau này nó có thể thay mình trị vì vương quốc. Ông tập hợp những đứa trẻ trong nước đến và tặng cho mỗi đứa trẻ một hạt giống cây hoa, và nói rằng ai có thể chăm sóc cho hạt giống nảy mầm thành cây hoa xinh đẹp nhất thì sẽ truyền lại ngôi báu.

Mấy tháng sau, quốc vương cho tập hợp lại đầy đủ những đứa trẻ để xem lại nhưng cây hoa được trồng thế nào. Những đứa trẻ chạy đến bên quốc vương với chậu hoa đẹp rực rỡ.

Thế nhưng trong đám trẻ đó có một đứa trẻ buồn bã với một chậu cây mà không có cây hoa nào cả, chỉ có cái chậu không thôi, ngay cả mầm cây cũng chẳng có.

Quốc vương đến bên đứa trẻ để hỏi, đứa bé chảy nước mắt đáp rằng: “Cháu đã cố gắng hết sức rồi, nào là xới đất, gieo hạt, bón phân, tưới nước, nhổ cỏ, nhưng chẳng có cây hoa nào mọc lên cả!”.

Quốc vương mới cười tuyên bố rằng: “Cậu bé này sẽ là người thừa kế ngai vàng trong tương lai, bởi vì cậu là một đứa trẻ trung thực”.

Quốc vương mỉm cười, lúc này mới tuyên bố: “Cậu bé này sẽ là người thừa kế ngai vàng trong tương lai, bởi vì cậu là một đứa trẻ trung thực”. (Tranh minh họa từ Internet)

Quốc vương mỉm cười, lúc này mới tuyên bố: “Cậu bé này sẽ là người thừa kế ngai vàng trong tương lai, bởi vì cậu là một đứa trẻ trung thực”. (Tranh minh họa từ Internet)

Rồi quốc vương nói tiếp rằng: “Những hạt giống mà ta ban cho các ngươi đều đã được đun qua nước sôi, làm sao có thể sinh trưởng mà nở hoa cho được?”.

Câu Chuyện cho thấy những vị minh quân xưa kia khi chọn người rất xem trọng sự trung thực, nếu không phải là người trung thực thì không dám trao cho trọng trách lớn.

Để giáo dục con cái có đức tính trung thực, thì cha mẹ nên là tấm gương từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, cùng những câu chuyện tấm gương xưa kia sẽ giúp trẻ lớn lên sẽ giữ được đức tính trung thực đáng quý.

Ánh Sáng

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc