Home » Cổ truyền, Văn hóa » Kết cục của hôn quân cùng gian thần xây dựng “Cửu trùng đài”

Xây dựng công trình xa xỉ trong khi cuộc sống muôn dân đáng thống khổ khiến Vua gặp phải kết cục thảm khốc. Bầy tôi không ngăn cản mà còn giúp vua hành ác cũng gặp kết cục tương tự, lịch sử phán xét.

Cửu trùng đài. (Ảnh từ Flickr.com)

Cửu trùng đài. (Ảnh từ Flickr.com)

Qủy Vương

Thời Lê Sơ đã chứng vị vua tàn bạo và thú tính bậc nhất trong sử Việt là Lê Uy Mục. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả rằng: “Vua thích uống rượu, hiếu sắc, làm oai, giết hại người tôn thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại chuyên quyền, trăm họ oán giận, người đời gọi là Quỷ Vương, điềm loạn hiện ra từ đây!”.

Sách sử “Đại Nam quốc sử diễn ca” có mô tả về Lê Uy Mục như sau:

Túc Tông số lẻ vận suy,

Để cho Uy Mục thứ chi nối đời.

Đêm ngày tửu sắc vui chơi,

Tin bè ngoại thích hại người từ thân

Tháng 11 năm 1509 Giản Tu công Lê Oanh (là cháu nội của Lê Thánh Tông và là em họ của Lê Uy Mục) tấn công Kinh thành và thông báo tấn công chỉ nhằm bắt Lê Uy Mục, vì thế mà ai cũng hưởng ứng, binh lính của nhà Vua cũng không muốn chống cự để bảo vệ một kẻ như Lê Uy Mục.

Xây dựng “Cửu trùng đài”, “Điện trăm nóc”

Lê Oanh lên ngôi Vua, hiệu là Tương Dực Đế. Trước sự mục nát của Triều đình, buổi đầu Tương Dực có những cố gắng  chỉnh đốn triều chính, sửa sang giáo dục, khôi phục văn miếu, biên chép sử sách. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, Tương Dực cũng lại sa đọa như Uy Mục trước đó,

Năm 1516 người dân vẫn chưa hết cảnh cơ cực do do hậu quả từ thời Lê Uy Mục để lại, thì Tương Dực cũng trở nên sa đọa, lệnh xây Cửu trùng đài cùng Điện trăm nóc

Về việc xây Cửu trùng đài và Điện trăm nóc, cuốn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên ghi chép như sau: “Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài.”

Ảnh từ lichsuvn.net

Ảnh từ lichsuvn.net

Lê Tương Dực vốn thích ăn chơi xa xỉ, nhìn thấy mô hình của Vũ Như Tô thì rất thích, bèn sai tiến hành xây dựng ngay, bèn cử ông làm quan trông coi việc xây cất.

Không chỉ thế, vua Lê Tương Dực còn muốn trước cửa điện Cửu trùng đài phải đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào. Đồng thời đường thông từ hồ đến sông Tô Lịch còn phải quanh co khúc khuỷu. lúc mở cửa dẫn nước có thể đẩy thuyền nhẹ ra vào để vua cùng tì nữ thả thuyền Thiên Quang du ngoạn.

Người dân chưa hết cảnh đói khổ, thì nay phải dốc sức xây dựng Cửu trùng đài, ngân khố cũng dần cạn kiệt. Cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả rằng:

“Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước.”

“Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.”

Việc xây dựng Cửu trùng đài khiến cạn kiệt quốc khố, người dân bị bắt lao dịch, oán thán vang khắp nơi. Nhà Vua bỏ bê việc nước, suốt ngày du ngoạn hồ Tây, Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép rằng:

Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm. Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”

Kết cục của hôn quân và gian thần

Dân chúng lúc này nổi lên khắp nơi, trong đó mạnh nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở huyện Thủy Đường (nay là huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), quân có hàng vạn người, nhiều lần đánh bại quân Triều đình, làm chủ cả vùng Hải Dương, uy hiếp tấn công vào Kinh thành.

Vua Lê Tương Dực hợp tất cả các đội quân ở các nơi cùng tiến đánh, sau 3 tiếng phảo hiệu, quân Triều đình từ các mặt cùng tấn công khiến quân Trần Cảo bị thua chạy về Trâu Sơn.

Lê Tương Dực cho quân đuổi theo, Trần Cảo đã tập hợp lại quân đại phá quân Triều đình, các tướng hầu hết bị bắt hoặc tử trận. Kinh thành bị đe dọa tấn công, Vua Lê Tương Dực lo sợ, vội gọi An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ về cứu. Dụ mang quân về đóng ở dinh Bồ Đề.

Thế nhưng ngay cả khi Triều đình đứng trước nguy biến, Vua Lê Tương Dực vẫn chơi bời hưởng lạc, khiến quận công Trịnh Duy Sản nhiều lần ngăn cản, làm trái ý Vua, khiến Tương Dực sai đánh Trịnh Duy Sản bằng trượng để trừng phạt.

Trịnh Duy Sản liền ngầm bàn với các trụ cột đầu Triều như Thái sư Lê Quảng Độ, Thượng thư Trình Chí Sâm để phế Vua và lập Vua mới.

Tháng 4 (âm lịch) năm 1516 Trịnh Duy Sản xin dẫn quân đi đánh Trần Cảo, nhưng bất ngờ dẫn quân bắt và giết chết vua Lê Tương Dực.

Nguyễn Hoằng Dụ nghe tin có biến, Vua đã bị chết liền vội đốt phá cướp bóc kinh thành rồi rút đi. Vũ Như Tô chỉ huy việc xây dựng Cửu trùng đài bị binh lính hận mà giết chết.

Trịnh Duy Sản cùng Thái sư Lê Quảng Độ lập chắt của Lê Thánh Tông  mới 11 tuổi lên ngôi Vua, hiệu là Lê Chiêu Tông.

Vũ Như Tô là thợ giỏi, nhưng không ngăn cản lại giúp Vua xây Cửu trùng đài, Điện trăm nóc để Vua hưởng lạc, phụng sự hôn quân khiến muôn dân thống khổ, lịch sử xem ông là gian thần hại nước.

Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả cái chết của Vũ Như Tô như sau: “Tô cũng bị quăng xác ra ngoài chợ, quan dân ai cũng chỉ trỏ xác hắn mà chê cười, có người còn nhổ nước bọt.”.

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên mô tả rằng: “Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản bạo nghịch giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành, chém Vũ Như Tô ở ngoài cửa thành. Lúc ấy Như Tô đương coi làm mấy nóc nhà đại điện chưa xong thì bị giết, mọi người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn. “

Dù lịch sử đã nói rõ Vũ Như Tô là gian thần làm hại nước. Nhưng năm 1941 nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết vở kịch 5 hồi mang tên “Vũ Như Tô”, sau đó được xuất bản thành sách vào năm 1946, nhằm cho rằng Vũ Như Tô làm chỉ là phụng mệnh Vua.

Tuy nhiên việc xây dựng công trình lớn khiến muôn dân phải lao dịch ca thán, đương nhiên Vũ Như Tô không thể không biết.

Vũ Như Tô trực tiếp trông coi việc xây dựng, hàng ngày chứng kiến cảnh khổ của người dân, nhưng ông không tấu trình ngăn cản Vua, mà lại còn phụng sự, kết cục phải chết thảm rong sự chê cười của dân chúng, và lịch sử kết tội là kẻ gian thần hại dân hại nước.

Ánh Sáng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc