Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Hậu duệ Hai Bà Trưng ở đảo Sumatra (Indonesia)

Sau 2 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được độc lập cho dân tộc, năm 42 sau công nguyên, Mã Viên đưa quân sang đánh Lĩnh Nam.

Hậu duệ Hai Bà Trưng

Những ngôi nhà có mái cong vút của người Minangkabau. (Ảnh từ Depplus/MASK)

Trước thế giặc mạnh, quân Hai Bà Trưng tập hợp tại Cấm Khê lập thế trận phòng thủ, quân Hán tiến đánh Cấm Khê, cuộc chiến nơi đây diễn ra vô cùng ác liệt từ mùa hè năm 42 đến mùa xuân năm 43 thì Cấm Khê thất thủ, Hai Bà Trưng quyết định rút khỏi Cấm Khê theo hai đường thủy bộ.

Đường bộ hai Hai Bà Trưng chỉ huy thoát ra khỏi Cấm Khê thì gặp quân Hán tiến đánh, Hai Bà Trưng chạy đến sông Hát thì cùng đường phải nhảy xuống sông.

Minangkabau

Thiếu nữ Minangkabau trong điệu múa đĩa nến Piriang truyền thống. ((Ảnh từ Depplus/MASK)

Cánh quân rút theo đường thủy do nữ tướng Lê Chân chỉ huy, đến vùng Lạt Sơn thì thấy địa thế hiểm trở nên dừng lại lập căn cứ. Tuy nhiên khi quân Hán tiến đánh Lạt Sơn không giữ được, Lê Chân để các tướng và binh sỹ rút về phương nam, chỉ còn mình cùng một ít quân tâm phúc ở lại đánh đến cùng với quân Hán.

Lĩnh Nam rơi vào tay quân Hán, một số tướng lĩnh Hai Bà Trưng không muốn bị đô hộ, họ ra biển đi thuyền xuôi về phương nam.

Vị trí định cư của người Minangkabau. (Ảnh từ caobaquat.com.vn)

Vị trí định cư của người Minangkabau. (Ảnh từ caobaquat.com.vn)

Ngày nay các Nhà nghiên cứu Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau ở khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia là người Việt, đến nơi đây sau thất bại của Hai Bà Trưng. Nơi đây có khoảng 4,5 triệu dân thì 80% là người Minangkabau.

Các nhà làm phim ở Indonesia khi nói về đảo Sumatra cũng cho rằng người Minangkabau ở đây có nguồn gốc từ người Việt.

Một ngôi nhà của người Minangkabau. (Ảnh từ Depplus/MASK)

Một ngôi nhà của người Minangkabau. (Ảnh từ Depplus/MASK)

Các phân tích đã đưa ra rằng, khi các tướng lĩnh cùng nhóm người Việt ra biển đi về phía nam, những đợt gió mùa đông bắc đã đẩy thuyền của họ vào eo biển Malacca. Họ chọn khu vực phía Tây đảo Sumatra để định cư và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

Người Minangkabau vẫn còn giữ lại nét văn hóa người Việt xưa kia, những mái nhà cong vút hình chim lạc.

Theo các nhà khoa học, hậu duệ của Hai Bà Trưng hiện nay là tộc người Minangkabau, đang sống ở Tây đảo Sumatra. Những ngôi nhà có mái cong vút hình chim Lạc và họ của họ là Turun Nyi, hơi giống hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.

Theo các nhà khoa học, hậu duệ của Hai Bà Trưng hiện nay là tộc người Minangkabau, đang sống ở Tây đảo Sumatra. Những ngôi nhà có mái cong vút hình chim Lạc và họ của họ là Turun Nyi, hơi giống hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.

Dân tộc duy trì chế độ mẫu hệ, phụ nữ nắm quyền kinh tế và thừa kế. Người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, khi phát âm từ này giống như Trưng Trắc; người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi, khi phát âm từ này giống như Trưng Nhị.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Bài liên quan:

>> Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia?

>> Lừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ

>> Vị nữ tướng “một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn” khiến quân tướng phương bắc kinh hoàng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc