Thi đại học 3 môn với thang điểm 10, vậy mà thí sinh đạt điểm tối đa 30 điểm (tức 10 điểm mỗi môn) vẫn trượt, nghịch lý này chỉ có ở Việt Nam.
Có một số ngành và trường miễn học phí nên nhận được nhiều thí sinh đăng ký, đặc biệt là các thí sinh có hoàn cảnh nghèo nhưng hiếu học, điểm chuẩn có trường trên 30 điểm.
Có thể kể đến ngành ngôn ngữ tiếng Anh của Học viện An Ninh Nhân dân, điểm chuẩn D01 là 30,5 điểm, tức thí sinh đạt điểm tối đa 30 điểm vẫn rớt.
ĐH Phòng cháy chữa cháy công bố điểm chuẩn là 30,25 đối với thí sinh nữ miền bắc.
Sở dĩ có thí sinh có điểm xét tuyển lớn hơn 30 điểm, là bởi được cộng thêm điểm ưu tiên, có trường hợp điểm ưu tiên được cộng thêm đến 3,5 điểm.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống này là do đề thi không đa dạng, không quá khó để phân hóa thí sinh, dẫn đến không phân loại được thí sinh.
Với những thí sinh đạt tối đa 10 điểm mỗi môn mà vẫn thi rớt, vậy thử hỏi họ phải được bao nhiêu điểm thì mới thi đậu? phải đạt đến mức nào nữa thì họ mới được đậu?
Mặc dù ngành giáo dục đã có những cố gắng thay đổi, nâng chất lượng đào tạo nhất là tuyển sinh đại học. Thế nhưng những thay đổi ấy là vẫn chưa đủ.
Là một nước tụt hậu, giáo dục kém xa các nước phát triển, phải đi sau học hỏi, đúng ra phải tận dụng được việc học hỏi từ những nước khác, nhờ đó mà giúp chất lượng giáo dục phát triển nhanh chóng.
Thế nhưng nhìn vào thực tế tuyển sinh đại học năm nay, có thể nói là thất bại, thí sinh giỏi đạt điểm tốt đa mà không đỗ thì làm sao dám nói tuyển sinh thành công? Và việc này chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam.
Lại thêm một năm nữa rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm sau, hy vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần học hỏi các nước có nền giáo dục phát triển. Giáo dục Việt Nam đã tụt hậu quá xa quá lâu rồi, không còn có thời gian để chờ rút kinh nghiệm thêm nữa.
Ánh Sáng
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!