Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Từ việc “tự nguyện” học thêm mới thấy sự giả dối đang đầu độc thế hệ trẻ

Làm sao để xác định học sinh đồng ý học thêm là “tự nguyện”? Vấn đề này tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng phức tạp.

học thêm

Học thêm. Ảnh Giáo dục Thời đại

Lãnh đạo thành phố Sài Gòn đã ban hành lệnh cấm dạy thêm trong nhà trường, tuy nhiên trước những ý kiến khó khăn của các giáo viên, lãnh đạo thành phố đã đồng ý cho dạy thêm trở lại, nhưng phải dựa trên cơ sở đồng ý “tự nguyện” của học sinh.

Tuy nhiên khi văn bản đồng ý cho dạy thêm của thành ban được ban hành, nhiều giáo viên lại lúng túng bởi không biết làm sao để biết học sinh có đồng ý học thêm hay không.

Chia sẻ của các giáo viên

Hiệu trưởng một trường THPT chia sẻ với vnexpress rằng: “Nhiều em học thêm vì có nhu cầu củng cố kiến thức nhưng cũng có em đi học chỉ vì sợ giáo viên đứng lớp. Nỗi e ngại của các em chẳng thể nói ra nên ranh giới giữa đồng ý và bị ‘ép buộc đồng ý’ rất mong manh” .

Đồng quan điểm, hiệu trưởng một trường THCS ở quận 11 nói: “Xưa nay việc học thêm vẫn là sự đồng ý của học sinh, tiêu cực xảy ra bởi những trường hợp cá biệt o ép học sinh đi học. Nếu chủ trương trên được thực hiện thì chúng ta sẽ đi theo vết xe cũ, vì mới nêu ra được nguyên nhân chung mà không có giải pháp nào hữu hiệu”.

Mặt khác khi thành phố cấm dạy thêm, nhiều trường đã có kế hoạch hoạch dạy 2 buổi 1 ngày để học sinh kế thêm kiến thức, nhưng nay lại cho phép dạy thêm trở lại khiến các kế hoach bị đảo lộn.

Việc xác định học sinh có đồng ý hay không cũng trở nên rất khó, nhất là ở Sài Gòn, học sinh có nhiều mục tiêu khác nhau: Có học sinh muốn du học, có học sinh muốn tìm công việc phù hợp sau này, có học sinh chỉ muốn vào đại học, thế nhưng cũng có nhiều học sinh chỉ cần tốt nghiệp trung học hoặc học trường nghề hay cao đẳng. Vì thế mà nhu cầu học thêm rất khác nhau.

Phản ứng của phụ huynh

Khi thành phố quyết định cấm dạy thêm có nhiều phụ huynh ủng hộ, nhưng nay trước quyết định được dạy thêm trở lại khiến nhiều phu huynh hoang mang.

Một độc giả viết trên Báo điện tử Thanh Niên: “Chủ trương thì hay, thực hiện thì dở. Việc cần loại bỏ thì vẫn sờ sờ, học sinh vẫn bị o ép và giáo viên lôi kéo học sinh ào ào, vẫn phải đi học vì sợ mất điểm. Trong khi nhu cầu dạy thêm và học thêm chính đáng thì lại bị loại một cách đáng tiếc”.

Báo Giáo dục cũng dẫn các ý kiến của phụ huynh học sinh: “Chưa kịp mừng vì con không phải đi học thêm giờ lại vẫn như cũ”, người chán nản: “Vẫn cứ trong vòng loanh quanh, luẩn quẩn cấm – cho rồi, cho – cấm…”.

Có ý kiến thẳng thừng tỏ ra nghi ngờ: “Thế nào là tự nguyện? Tự nguyện trong bắt buộc biết ma ăn cỗ thế nào mà lần?”…

Thói quen phải giả dối đã lan vào nhà trường

Báo Giáo Dục cũng đưa tin có trường lớp thầy cô tự làm đơn xin học thêm nêu đầy đủ lý do rồi phát cho học sinh mang về cho phụ huynh xem, đồng ý thì ký vào là xong.

Thế là không ít phụ huynh dù không muốn con phải học thêm nhưng sợ khi con mình lên trường thầy cô làm khó nên cũng ký đại.

Có phụ huynh tiết lộ trên báo Giáo Dục lý do chỉ một môn học mà phải học thêm 2 giáo: “Học trên trường với giáo viên dạy chính khóa cho đỡ mất lòng. Học thêm giáo viên khác để lấy kiến thức đi thi”.

Nguồn gốc của sự giả dối này

Vậy thế nào mới là đồng ý “tự nguyện”, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở nên phức tạp. Nếu ở nước ngoài thì việc xác định thật dễ dàng. Nhưng ở Việt Nam những cuộc vận động trong quá khứ đã làm người dân sợ hãi, không dám sống thật với mình.

Thêm vào đó là lối sống làm việc vây cánh phe phái chèn ép nhau. Quá khứ xuất hiện các cuộc vận động khuyến khích các công chức hay người dân nói rõ ý kiến của mình, rồi ai có ý kiến không phù hợp với đường lối thì bị chụp mũ là phần tử “cánh hữu”, “phản cách mạng”.

Phong trào Nhân văn – Giai phẩm là một ví dụ điển hình, bắt nguồn từ việc học tập theo “trăm hoa đua nở”, “trăm nhà đua tiếng” ở Trung Quốc. Thế là xuất hiện nhiều trí thức lên tiếng nói thật và sau bị trù dập. Nhiều người bị bắt giam, sát hại, một số người may mắn trốn được ra nước ngoài.

Hậu quả

Từ đó, trong sinh hoạt công tác tập thể muốn nói điều gì thì cũng phải xem ý , kiến lãnh đạo cấp trên như thế nào rồi mới dám mở miệng nói lời làm hài làm cấp trên, chứ không dám nói nói thật lòng mình vì sợ bị trù dập, phân biệt đối xử.

Những du học sinh ở nước ngoài, hay những trí thức làm việc ở nước ngoài muốn trở về cống hiến cho tài năng cho đất nước cũng khó,  vì nói lời hay, lời thật thì bị trù dập nói điều gì cũng phải dò xét ý lãnh đạo trước, điều này hoàn toàn xa lạ với họ nên không một ai muốn trở về nước làm việc.

Vì sao trong 13 quán quân đường lên đỉnh Olympia, thì có 12 người ở nước ngoài, chỉ 1 người về nước vì gia đình?

(Xem bài: Du học sinh: Nên về hay ở)

Đỗ Lâm Hoàng với vòng nguyệt quế. Ảnh internet

Đỗ Lâm Hoàng với vòng nguyệt quế quán quân đường kên đỉnh Olympia, anh cũng như các quán quân khác đều không muốn về nước vì “muốn được là chính mình” Ảnh internet

Vì sao tiến sĩ Doãn Minh Đăng, người từng được trao nguyệt quế chương trình “đường lên đỉnh Olympia” ở Cần Thơ, được đánh giá là tài năng, nhưng lại xin rút khỏi “cán bộ nguồn”, rút khỏi Đảng để không phải hội họp nhằm tập trung lo cho chuyên giảng dạy, thế nhưng vẫn bị trù dập với lý do là có vấn đề về thần kinh?

(Xem bài: Từ vụ việc Doãn Minh Đăng cho thấy vì sao nhân tài không muốn về nước)

Doãn Minh Đăng, ảnh trên facebook của Doãn Minh Đăng

Doãn Minh Đăng, ảnh trên facebook của Doãn Minh Đăng

Nguy hiểm hơn nữa là thói quen phải sống giả dối ấy lan sang cả ngành giáo dục, khiến ngay cả một học sinh nếu có không muốn phải đi học thêm nhưng cũng phải nói là muốn vì sợ làm mếch làm thầy cô khiến bị phân biệt đối xử. Như thế tương lai những học sinh này sẽ thành người thế nào?

Vì sao ở các nước trên thế giới ai cũng sống thật tự một cách tự nhiên, nhưng chỉ ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên là cứ phải sống giả dối như thế, đến mức đã thành quen, thành nếp, bản thân cũng không còn nhận ra được nữa.

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Mục đích giáo dục của nước ta đi sai hướng

>> Thấy gì từ thực trạng đào tạo và sử dụng nhân tài ở Đà Nẵng

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc