Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Dự ngôn chính xác nhất từ 1.400 năm trước: Tập Cận Bình thay đổi triều đại

Thôi bối đồ là dự ngôn vô cùng chuẩn xác các triều đại tại Trung Quốc. Tác giả là Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường (năm 627-649). Tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ.

Trong đó quẻ tượng 53 nói về Tập Cận Bình và thời đại Trung Quốc ngày nay. Vậy quẻ tượng này dự ngôn điều gì?

thoi-boi-do-tuong-53

zhengjian.org

Sấm viết:

Quan trung thiên tử

Lễ hiền hạ sĩ

Thuận thiên hưu mệnh

Bán lão hữu tử

Tạm dịch:

Vua ở Quan Trung (ở nơi giữa cửa)

Lấy lễ hiền với kẻ sĩ ở dưới

Thuận lòng trời sai khiến mệnh lệnh

Đến gần già mới có con.

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự tây lai

Thủ ác càn cương thiên hạ an

Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ

Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tạm dịch:

Có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây

Cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành

Bờ cõi cờ quạt cả hai thấy đẹp đẽ

Người thời trước chẳng theo kịp được sự tài giỏi của người thời sau.

“Quan trung thiên tử”: Chỉ vùng đất Quan Trung xưa của nước Tần sinh ra thiên tử, tương đương với nguyên thủ của Trung Quốc hiện nay. Tập Cận Bình là người huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, chính là người Quan Trung.

“Lễ hiền hạ sĩ” (hạ mình cầu hiền): Bình dị cận nhân – cận, bình, tức chỉ ra tên của Tập Cận Bình, lại nói rõ đặc điểm hạ mình cầu hiền của ông, kết hợp với “song vũ” trong “song vũ tứ túc” (双羽四足) ám chỉ chữ Tập “习” trong quẻ tượng trước đó, tên của Tập Cận Bình đã hoàn toàn xuất hiện trong Thôi Bối Đồ.

“Thuận thiên hưu mệnh”: Hàm nghĩa cực kỳ sâu sắc! Ý tứ của tầng thứ nhất: “hưu” có nghĩa là dừng, ngừng, thuận theo thiên tượng, thuận theo lẽ trời, khiến ai thôi mệnh? Cùng xem tiếp dưới đây.

“Thuận thiên hưu mệnh” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn: Chữ “hưu” (休) trong Thôi Bối Đồ là câu đố chữ hài âm (âm đọc gần giống hoặc giống nhau), ý chỉ chữ “tu” (修). Câu “Bất như thôi bối khứ quy hưu” trong tượng thứ 60 của Thôi Bối Đồ, thực tế là 

ý “Bất như thôi bối khứ quy tu”, sau khi xem giải thích toàn diện phía sau, mọi người sẽ có thể nhìn được nội hàm của tầng này.

“Bán lão hữu tử” (半老有子): Câu đố chữ, một nửa trên của chữ “lão” (老) cộng với chữ “tử” (子), là chữ “hiếu” (孝). Tập Cận Bình rất hiếu thuận, gia phong rất nghiêm. Nhưng đây chỉ là ý bề mặt, còn có hàm nghĩ sâu hơn nữa.

Một tượng này chính là nói Thiên tử, đứa con của Trời, lấy trời làm cha, hiếu tử phải hiếu thuận với Trời – thuận thiên ý, là ám chỉ Tập Cận Bình cần phải hành xử thuận theo thiên ý, hành động thuận theo thiên tượng.

Thuận theo thiên ý là làm gì? “Thuận thiên hưu mệnh”, kết thúc mệnh của ai đây?

“Nhất cá hiếu tử tự tây lai, thủ ác càn cương thiên hạ an” (có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây, cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành): Hiếu tử là người Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, trong tay ông nắm giữ “càn khôn thiên đạo”, có thể an định thiên hạ – vẫn là điểm hóa nhắc nhở thiên tử cần phải hiếu thuận với Trời, thuận theo đạo Trời mà hành xử. Tập Cận Bình bẩm sinh tay nắm Càn Cương (phần chính của quẻ Càn), mang theo sứ mệnh mà đến, trong tiềm ý thức mới có giấc mộng thịnh thế của Trung Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ, tiền nhân bất cập hậu nhân tài”: Vùng Quan Trung đã xuất hiện hai lần lá cờ thiên tử, một lần đã thành tựu triều đại đỏ ĐCS Trung Quốc hôm nay ở Diên An, một lần nữa chính là thiên tử Quan Trung khai sáng triều đại mới, nhưng triều đại đỏ sẽ không bao giờ sánh được với triều đại mới.

Ở đây chính là đã có thể nhìn ra được hàm nghĩa “thuận thiên hưu mệnh” ở phía trên rồi, kết thúc mệnh của ai đây? Mệnh của triều đại đỏ – ĐCS Trung Quốc.

Đây thật là khiến cho những người đứng đầu ĐCS Trung Quốc phải giật mình run sợ! Chính là giống như người thống trị qua các triều đại, từ trong Thôi Bối Đồ đã nhìn thấy được sự diệt vong của triều đại này giống như vậy!

Liệu có phải là có sai sót ở chỗ nào hay không?

1. “Quan Trung thiên tử” nếu như không phải là chỉ Tập Cận Bình, vậy thì ai còn có thể “tay nắm Càn Cương” đây? “Lễ hiền hạ sĩ – “bình dị cận nhân”, rõ ràng đã hiển ra hai chữ “Cận”, “Bình”, nếu không phải ông ấy, thì còn có thể là ai đây?

2. “Thuận thiên hưu mệnh” nếu như không phải là thôi mệnh của ĐCS Trung Quốc, nhưng mà “lưỡng kiến kinh kỳ”, rõ ràng là đại biểu cho thay đổi triều đại, sao lại có thể nói đây không phải là thay triều đổi đại đây?

Đối diện với dự ngôn đạo Trời triển hiện, tập đoàn lợi ích của triều đại cũ chính là sẽ phản kháng theo bản năng. Nhưng thử hỏi ai có thể ngăn cản bánh xe xoay vần của lịch sử đi về phía trước đây?

Quẻ của tượng này: Đại Tráng, trên là quẻ Chấn, đại biểu cho Lôi; dưới là quẻ Càn, đại biểu cho Thiên (Trời), vậy nên quẻ Đại Tráng lại được gọi là “Lôi Thiên Đại Tráng”. Quẻ Đại Tráng này có nhiều tầng hàm nghĩa, một tầng ý nghĩa, ngụ ý chỉ Trung Hoa lúc này giống như sấm ở trên trời, thanh thế lớn mạnh. Còn dự ngôn sẽ mở ra thịnh thế Trung Hoa.

Lưu Hương Liên

zhengjian.org, chanhkien.org


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc