Home » Kinh doanh, Tiêu Điểm » Năm 2016 sẽ mất 1/4 ngân sách để trả nợ
Nợ công hiện đã vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, hiện tại Việt Nam gặp thêm khó khăn khi vì áp lực phải trả nợ khi đến hạn. Nhiều khả Việt Nam lại tìm cách phát hành trái phiếu hoặc vay các khoản mới để trả nợ cũ như đã từng làm trước đây.

do-la

Năm 2016 sẽ chi 1/4 ngân sách quốc gia chỉ để trả nợ đến hạn

Bộ Tài chính cho biết năm 2016 dự kiến cần 24% ngân sách quốc gia chỉ để trả nợ vốn vay ODA đến hạn và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông báo sẽ ngừng ưu đãi gói viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam kể từ tháng 7/2017.

Ngày 22/3, tại buổi họp báo về chính sách cho vay vốn ODA, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã cho biết tổng số vốn ODA vay ưu đãi được kí kết trong giai đoạn 2005-2015 là 45 tỷ USD, nhưng WB đã thông báo sẽ ngừng ưu đãi gói viện trợ ODA cho Việt Nam kể từ tháng 7/2017.

Trong số 45 tỷ USD, khoảng hơn 30% cho các dự án thuộc ngân sách trung ương, 30% dành cho dự án của địa phương, còn lại là cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước.

Trong số 15 tỷ USD dành cho dự án địa phương chủ yếu là cấp phát, chỉ có 7,8% là vay lại, như vậy đối với ODA khối địa phương chủ yếu được sử dụng như cấp phát cho không, nên chắc chắn hiệu quả không cao, không phải chịu trách nhiệm như khoản địa phương phải vay lại. Còn số vốn dành cho dự án trọng điểm vẫn do Chính phủ chịu toàn bộ rủi ro tín dụng.

Theo ông Long, với cơ chế cấp phát và cho vay lại kèm thêm việc Nhà nước chịu rủi ro sẽ khiến các dự án chậm tiến độ.

Kể từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, do đó mức độ ưu đãi của các khoản vay ODA đã giảm đáng kể.

Cụ thể, trước năm 2010, mức lãi suất vay ưu đãi chỉ khoảng 0,7-0,8%/năm, thời gian trả nợ trung bình là 30-40 năm. Nhưng kể từ năm 2010 thì thời gian trả nợ giảm xuống còn 10-20 năm và mức lãi suất tối thiểu là 2%/năm.

Sau đó các nhà tài trợ dần dần chuyển từ ODA sang vốn vay hỗn hợp, vừa tài trợ vừa thương mại với nhiều điều kiện ràng buộc. Theo lộ trình này, World Bank sẽ chấm dứt ODA với Việt Nam vào năm 2017, và phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Số vốn vay hiện tại sẽ chuyển sang điều kiện trả nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên 2%-3,5%.[ads1]

Năm 2016 sẽ chi ¼ ngân sách quốc gia chỉ để trả nợ đến hạn

Bộ Tài chính cho biết năm 2015 đã dùng khoảng 16% ngân sách quốc gia để trả nợ, còn dự kiến năm 2016 mức ngân sách dùng để thanh toán các khoản nợ lên tới 24%, tức tương đương ¼ ngân sách chỉ dành để trả nợ đến hạn.

Điểm rơi trả nợ nhiều nhất của Việt Nam vào khoảng năm 2022-2025, khi đó tỷ lệ ngân sách để trả nợ sẽ cao hơn nhiều.

Hiện tại Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang làm việc với WB để đàm phán lộ trình và phương án trả nợ, tránh gây “sốc” cho ngân sách nhà nước. WB cũng đã cam kết sẽ tạo điều kiện tránh tác động lớn trong ngắn hạn cũng như lâu dài cho Việt Nam.

Không nên cấp phát, nên cho địa phương vay lại để tăng hiệu quả

Để khắc phục tình trạng vốn ODA như “cho không” các địa phương, sắp tới Bộ Tài chính sẽ có các phương thức cho vay lại các địa phương với tỷ lệ vay lại ODA và được cấp phát rõ ràng.

Trên thực tế việc sử dụng vốn vay ở một số địa phương chưa hiệu quả, ở nhiều địa phương đời sống nhân dân còn khó khăn nhưng lại xây những trụ sở vừa to, vừa đẹp. Dư luận đặt vấn đề việc xây dựng các khu hành chính hoành tráng đó có thực sự cần thiết hay không. Phản ánh của nhiều người dân cho biết rất ngại khi bước vào các cơ quan sang trọng đó. Vậy có thực sự cấp thiết xây dựng trụ sở đó hay không mặc dù nhu cầu có một trụ sở khang trang là cần thiết.

Tuy nhiên, dư luận cũng đặt câu hỏi việc các địa phương phải vay lại thay vì ưu đãi như trước đây liệu có góp phần hạn chế các dự án chậm tiến độ hay không.

Và vì vay là phải trả nên khi vay sẽ có cân nhắc, có suy nghĩ, tính toán, có xét đến tính hiệu quả và sự cấp thiết. Còn nếu xét dưới góc độ cấp phát thì người ta sẽ dễ dãi hơn trong sử dụng nguồn vốn. Thậm chí dễ dãi với người xây dựng, dễ dãi với các công trình, dẫn đến nhiều công trình xây xong lại không phát huy hiệu quả như báo chí đã đề cập nhiều trước đây và những điều bất hợp lý như công trình như dự án tượng đài 1.400 tỷ ở Sơn La, trong khi người dân ở địa phương này còn đang rất đói nghèo.

Thành Long

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc