Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam chia sẻ trên mạng xã hội
Chính sự ứng xử kém văn hóa cùng hệ thống giao thông khủng khiếp ở TP lớn khiến nhiều du hách không dám quay lại Việt Nam.

>> Thực trạng du lịch Việt Nam qua con số 94% du khách đánh giá tốt

>> ‘Phút nói thật’ của du khách đến Việt Nam

>> Đánh giá du lịch Việt Nam: Ảo tưởng hay lừa dối

Giao thông Sài Gòn

Đối với khách nước ngoài thì “Sài Gòn – Thành phố “không-có-giờ-cao-điểm” vì ở “bất cứ nơi đâu” và vào “bất cứ khi nào” cũng đều trong tình trạng… cao điểm với hàng trăm phương tiện bị ùn ứ (chủ yếu là xe máy), đường phố nhỏ hẹp cùng hàng loạt các công trình xây dựng khiến thành phố mất không gian, và bạn chỉ còn biết… mắc kẹt trong tuyệt vọng”, chia sẻ của một du khách nước ngoài có nickname Gamondeluxe trên trang du lịch Virtualtourist. (Ảnh: Internet)

Góc ‘xấu tệ’ của du lịch Việt Nam khiến khách nước ngoài không dám ‘thêm một lần trở lại’

Vừa qua, hai nhân viên của Khu du lịch Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã bị đình chỉ vì ép một nữ du khách người Anh đưa tiền chuộc lại chiếc máy ảnh mà cô đánh rơi khi đang thăm Hang Tối tại Quảng Bình. Hai nhân viên này còn quát mắng, đe dọa và có những hành vi hành hung nữ du khách.

Nữ du khách Emma Kirsty chia sẻ trên trang Tripadvisdor (trang web du lịch toàn cầu với 60 triệu lượt truy cập, 75 triệu lượt phản hồi mỗi tháng): “Tôi đã có một ngày tuyệt vời tại các hang động, nhưng rõ ràng sự việc này khiến tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng với các nhân viên. Hãy để điều này là một lời cảnh báo cho bạn và bảo vệ tài sản có giá trị của bạn”. Vụ việc này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của du lịch Việt Nam trong con mắt của các du khách quốc tế.[ads1]

Du lịch Việt Nam liên tục trong nhiều năm qua được các tổ chức và báo chí thế giới bình chọn nhiều phong cảnh, nhiều di sản có giá trị mang lại tiềm năng du lịch to lớn. Nhưng tương phản với tiềm năng ấy, nạn cướp giật, trộm cắp, “chặt chém”, kẹt xe, giao thông,… đang làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam và khiến rất nhiều du khách nước ngoài “sợ” tới mức… không dám quay trở lại du lịch Việt Nam nữa.

Dưới đây là một vài lời cảnh báo và lời khuyên do những vị khách nước ngoài đã từng tới Việt Nam du lịch chia sẻ trên trang Virtualtourist, một trang web cộng đồng du lịch nổi tiếng.

Cảnh báo về nạn trộm cắp, cướp giật tại Việt Nam, thành viên Dinesh Kapur chia sẻ ngày 28/6/2012: “Tôi đã ở một khách sạn nằm ở trung tâm của Quận 1 và thức dậy vào khoảng 6h30 sáng. Khi tôi đang đi bộ, ngay giữa ban ngày, có hai thanh niên ngồi trên xe máy chạy xe về phía tôi, trong đó, một người cố giật lấy sợ dây chuyền vàng tôi đang đeo. Họ phóng vụt tới nhưng không thể giật được sợ dây chuyền. Chiếc áo phông của tôi bị xé rách toạc. Tôi thật may mắn, và tôi cho rằng, HCM là thành phố mà ở đó ai cũng phải rất rất cẩn thận với tiền, ví và đồ trang sức của mình”.

cu-dan-mang-1
(Theo virtualtourist.com)

Chia sẻ về trải nghiệm du lịch bằng xe máy và xích lô, nickname Tropical459 chia sẻ câu chuyện của mình vào năm 2009: “Tôi đã tự mình trải nghiệm tại TP.HCM và có cái nhìn rất rõ nét về nạn “móc túi” ở đây.

Khi đang đổi tiền tại cây ATM, tôi tình cờ gặp người đàn ông, tên Chín. Chín cho tôi xem tờ thông tin cùng nhiều bức hình của các khách du lịch đã để lại những dòng đánh giá rất tốt về Chín trong cuốn sổ nhỏ của anh.

Tôi đã thực sự rất yên tâm vì Chín làm tôi cảm thấy an toàn và thậm chí còn sẵn sàng dùng xe máy của mình để chở tôi tới một số khu chợ trong thành phố. Anh này còn nhắc tôi nên giữ chặt máy quay phim vì khi đi trên đường có thể bị giật mất.

Sau khi hỏi xem anh sẽ lấy tiền thù lao bao nhiêu, Chín nói “Cứ trả tôi giá bạn thấy phù hợp là được, không vấn đề gì”. Tôi bảo Chín chở tôi tới Phòng thông tin du lịch vì tôi nghĩ, tốt nhất là trả cho anh này mức tiền công theo giá dịch vụ tại Phòng thông tin du lịch. Người đàn ông tại phòng thông tin cho biết, tính theo thời gian tôi đã lên kế hoạch thuê Chín chở đi, tôi có thể trả 200.000 đồng là phù hợp.

Tới lúc tôi kêu đói, Chín tỏ ra rất sẵn lòng đưa tôi tới một quán ăn và tới lúc này, mọi việc bắt đầu có chiều hướng thay đổi. Mới đầu, anh ta ngồi xuống và uống cạn 3 ly bia. Tôi thoáng nghĩ, nếu còn ngồi đây thêm, thì chắc là một lát nữa, tôi sẽ “buộc” phải ngồi sau tay lái của một người hơi “chuếnh choáng” say.

Đồ ăn họ phục vụ thật là tệ và tôi cho rằng nhà hàng này rất đáng ngờ. Trước đó, tôi từng đi ăn uống ở nhiều quán café địa phương và đã hy vọng rằng, giá đồ ăn ở đây chắc cũng tương xứng với phong cách của quán, nhưng không, hóa đơn thanh toán của tôi lên tới 25 đô la. Tôi đã rất tức giận.

Chín giải thích với tôi rằng vì trước đó tôi đã ăn khi ở bên Campuchia và mức giá ở bên đó so với ở bên này thì rẻ hơn. Tôi đã gay gắt với người đàn ông này rằng giá tôi thuê phòng khách sạn tại Sài Gòn cũng chỉ có 30 đô.

Anh ta sau đó đã thả tôi ở phía bên ngoài của một khu chợ và tới lúc đó, bộ mặt thật của người đàn ông này mới lộ diện khi anh ta yêu cầu tôi trả 25 đô-la cho chuyến đi của mình. Tôi trả lời rằng Phòng thông tin du lịch cho biết, tôi chỉ cần trả anh ta 5 hay 10 đô-la là đủ. Chỉ trong chốc lát, nhiều người bạn của anh ta đã ngay lập tức xuất hiện xung quanh chúng tôi. Tôi đã “đành phải” trả anh ta 20 đô và tự thấy rằng dù sao mình cũng còn may mắn.

Bạn cho rằng tôi đã có đủ bài học với “may mắn” đó, nhưng không, chỉ ngay ngày hôm sau, tôi lại gặp sự cố tương tự khi thuê xe xích lô đi dạo. Mặc dù lần này, tôi đã báo giá trước khi cho đồ lên xe, nhưng một lần nữa, khi kết thúc hành trình, người chủ xe lại yêu cầu tôi trả tiền cao hơn mức giá mà trước đó chúng tôi đã thỏa thuận. Người này kéo tôi ra khỏi khách sạn, dường như họ sợ rằng nếu lại gần khách sạn thì bạn sẽ chạy biến vào trong đó. Người này cuối cùng đã lấy của tôi khoảng 20 đô.

Còn về giao thông, nickname Deeper_blue chia sẻ, nguy hiểm luôn “rình rập” tại mọi góc phố khi đi du lịch ở Việt Nam. Nếu bạn đang đi du lịch tại đây, bạn có thể sẽ thấy ở đất nước này có rất nhiều tài xế điều khiển phương tiện giao thông theo một cách “điên rồ”, “đầy ngẫu hứng”: bấm còi, nháy đèn, tạt ngang, đi sai làn đường, điều khiển xe bằng một tay,… và còn nhiều nhiều kiểu khác nữa…

“Về cơ bản, có quá nhiều xe máy ở đây và họ nghĩ rằng, họ có thể tự làm “luật” riêng cho mình khi tham gia giao thông. Nếu bạn là người Việt Nam, bạn sẽ thấy ổn, không sao cả, nhưng nếu bạn là khách du lịch, và vẫn còn chưa quen với sự hỗn loạn đó, thì quả thực là đáng sợ đấy”.

cu-dan-mang-2
(Theo virtualtourist.com)

Nickname PeterBelelius thì chia sẻ thẳng thắn về mối nguy hiểm khi tham gia giao thông tại Sài Gòn: “Luật ư? Chẳng có luật gì hết. Tôi đã đi xe đạp ở đó hơn một năm trời. Thực sự là phải rất cẩn thận với những chiếc xe máy và ô tô khi họ rẽ phải. Họ chẳng hề quan tâm là bạn đang ở phía bên phải đó, và vì không có quy tắc ưu tiên gì hết, nên họ cũng chẳng buồn để tâm nhiều.

cu-dan-mang-3
(Theo virtualtourist.com)

Đừng bao giờ lái xe với những đồ vật, tài sản dễ bị mất cắp, những kẻ cướp giật sẽ chộp nó chỉ trong có vài tích tắc và nhanh chóng phóng mất dạng trên đường phố…

Lời nhắn tới tất cả những vị khách tới thăm Sài Gòn: Đừng bật cười với kiểu giao thông ”vớ vẩn” này, nó thực sự là NGUY HIỂM đấy, và tôi cũng biết rằng có một bộ phận nam thanh niên Việt cũng chẳng hề thích thứ “luật” này và họ cũng cho rằng nó thật sự khủng khiếp”.

Trong khi hàng loạt các tờ báo quốc tế như CNN, BBC,… cùng các diễn viên, nghệ sĩ với nhiều bình chọn, chiến dịch quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam hay như anh chàng Tây “mê” Đất Việt Kyo York với hàng loạt các dự án quảng bá vẻ đẹp con người, vùng đất, văn hóa của người Việt như: MV Hello Hạ Long, clip “Du lịch Việt Nam cùng Kyo York”, bộ phim ngắn “Dấu ấn Hòa Bình”,… thì phản ánh chân thực của những vị khách nước ngoài lại cho thấy những vấn đề về ý thức và văn hóa ứng xử của một số “không ít” người Việt đang tự làm xấu đi hình ảnh du lịch của Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế.

Hòa An tổng hợp

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc