Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Cùng ôn lại Bức tranh cuộc sống thời bao cấp
Thời bao cấp với niềm mơ ước sinh tồn “Ăn no mặc ấm” thay vì “ăn ngon mặc đẹp”

Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải đau đầu suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”…

Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc, và một cái đói trường kỳ gặm nhấm tâm can và dạ dày khiến mọi suy nghĩ của một ngày xoay quanh vấn đề miếng ăn.

xep-hang-thoi-bao-cap

Thế nào là thời bao cấp?

Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 1957 tại miền Bắc, tới sau tháng 4/1975 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ sinh những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước… Đây là một giai đoạn  mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản, không chấp nhận kinh doanh tự do.

Đám cưới thời bao cấp đây! Thật dễ thương phải không các bạn?

Đám cưới thời bao cấp đây! Thật dễ thương phải không các bạn?

Câu thơ Kiều thời đó đã ví von thành:

“Bắt ở trần phải ở trần
Cho may-ô mới được phần may-ô”

Đối với các bạn trẻ hiện nay, làm sao có thể tưởng tượng được áo may-ô, một loại áo lót dùng cho nam giới, cũng thuộc loại hàng hóa cung cấp cho “nhân dân”. Vì thế mới gọi là… bao cấp.

Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê giải thích về định nghĩa “bao cấp”: “Bao cấp là cấp phát phân phối, trả công bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả kinh tế tương ứng”.

Đối với người dân, định nghĩa này đơn giản là: Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hằng ngày…Lương hàng tháng của công chức nhà nước chỉ nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật thông qua chế độ cấp phát tem phiếu và sổ gạo.

Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình xã hội chủ nghĩa’, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ.

Bởi lẽ triết học chủ nghĩa Mác Lê Nin là đấu tranh giai cấp, tư liệu sản xuất và của cải đều phải của người dân. Vì thế nhà nước nắm hết tư liệu sản xuất và của cải xã hội rồi chia lại cho người dân theo chế độ tem phiếu.

Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…

Cái đói đến “mờ mắt” thời bao cấp

Vì sao được nhà nước lo cho toàn bộ mà lại đói?

Toàn bộ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu thiết yếu cuộc sống là thông qua chế độ tiêu chuẩn tem phiếu có định mức cho từng đối tượng. Điểm đặc biệt là định mức này chỉ đáp ứng một phần cực nhỏ nhu cầu sinh tồn của 1 con người, cho nên mới tạo thành cái đói dai dẳng và trường kỳ tháng này qua năm khác.

Điển hình là một người dân tự do được tiêu chuẩn 1,5 lạng (150gr) thịt/tháng, tương đương với mức tiêu thụ thịt trung bình trong 1 ngày hiện nay của người trưởng thành. Các cấp bậc cán bộ nhà nước được tiêu chuẩn cao hơn, từ 3-5 lạng/tháng (300gr-500gr).

Rau có tiêu chuẩn 3-5kg/người/tháng, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần từ 300gr-500gr/ngày.

Em bé dưới 1 tuổi cũng đói, vì tiêu chuẩn của em tất cả là 4 hộp sữa đặc có đường “Ông Thọ” trong 1 tháng. Nên mới có cảnh các em bú “nước đường”, một điều mà thời nay dường như không thể tin nổi.

Hàng hóa thời đó không được mua bán tự do trên thị trường như bây giờ, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác.

Trao đổi bằng tiền mặt bị hạn chế, nên có người thậm chí có tiền vẫn đói, vì không ai được phép “kinh doanh”. Không có những cái tên mỹ miều như bây giờ là “doanh nhân”, “hộ kinh doanh”, mà chỉ là “phe phẩy” hay “tư thương”, “chợ đen” …những từ mang hàm nghĩa rất tiêu cực và khinh miệt, nếu bị phát hiện sẽ bị công an bắt và tịch thu toàn bộ hàng hóa.

Từ sau 30/4/1975 khi nền kinh tế đặc thù này áp dụng trên toàn quốc, những ai sống ở khu vực phía Nam vốn quen với nền kinh tế tự do, chưa quen với cái “đói” trường kỳ của nền kinh tế bao cấp như ngoài bắc, bỗng đột ngột chịu “đói” đến hoảng hốt.

Sự thiếu thốn cũng đi kèm chất lượng “thê thảm”: gạo mốc xanh đen, gạo hẩm, bột mỳ mốc, rau vàng héo, thịt “bèo nhèo” (phần thịt “ngon” đã được chia chác cho mậu dịch viên và những “mối quan hệ” quen thân của mậu dịch viên).

Gạo thiếu, gạo mốc đen nên cơm thường xuyên là những bữa cơm độn mỳ sợi mốc, bột mì tồn kho (viện trợ từ Liên Xô), sắn khô xắt lát, ngô (bắp), bo bo (hạt lúa mì) hay gạo vỡ (gạo tấm)

Thịt quá ít, có cũng như không, nên thường đổi thành mỡ, để có cái xào nấu rau ăn dần. (thời đó không có dầu ăn như bây giờ, thi thoảng cũng chỉ có chút dầu lạc (dầu đậu phộng) hôi khét.  

Những câu vè thời đó nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp:

“Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về
Săm lốp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu…”

 mau-dich-vien-thoi-bao-cap

Mậu dịch viên thời bao cấp- nghề đáng mơ ước nhất thời bấy giờ, vì đảm bảo có đủ thức ăn cho nhu cầu sinh tồn…

phieu-mua-thit

Phiếu mua thịt

Không những đói, các thế hệ thời đó còn chịu rét, vì một năm tiêu chuẩn của một người được 5-7m vải để may quần áo, tương đương với định mức 2-3 bộ quần áo/năm. Nên cảnh mặc quần áo vá chằng vá đụp là điều hết sức thông thường.

Đây được coi như một giai đoạn thất bại, yếu kém và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20

xe-dap-favorit

Chiếc xe đạp Favorit – niềm tự hào thời bao cấp

Hỏi đáp: những điều khó tin mô tả về cái ĐÓI của người dân thời bao cấp

Những hỏi đáp dưới đây là đôi nét chấm phá ngắn gọn để các bạn hình dung về cái đói nghèo thời bao cấp..

  1. Một người lớn (cán bộ nhà nước trung bình) được ăn mấy lạng thịt lợn hoặc mỡ lợn/tháng?

–  Từ 3 lạng-5 lạng/tháng tùy cấp bậc, nếu thịt thì thôi mỡ, chỉ được chọn một trong hai. Thời đó không có dầu ăn, phải dùng mỡ để xào nấu nên mỡ rất quý.

2. Một  người lớn (dân tự do, không làm trong hệ thống nhà nước) được ăn mấy lạng thịt lợn hoặc mỡ lợn/tháng?

1,5 lạng/tháng

  1. Một cán bộ cao cấp thì sao?

6kg thịt/tháng.  (gấp 40 lần “người dân”)

bao-cap

Bà mẹ và em bé thời bao cấp

  1. Trẻ em từ 1 tuổi trở xuống được uống bao nhiêu sữa mỗi tháng?

1 tháng được 4 hộp sữa đặc có đường (giống như sữa Ông Thọ, không có sữa bột công thức như bây giờ).

Nếu có giấy chứng minh mẹ mất sữa hoàn toàn, thì sẽ được 8 hộp.

  1. Hết sữa thì trẻ em ăn gì nếu không có sữa mẹ?

Bú nước đường hoặc nước cơm

  1. Nếu bán thịt tự do ở ngoài đường thì sao?

Bị công an đuổi và bắt. Thị trường tư doanh gọi là “chợ đen”.

thoi-bao-cap-2

Bám thành tàu điện thời bao cấp, khỏi mất tiền mua vé

  1. Có tồn tại “chợ” hay siêu thị không?

–  Không có, chỉ có các cửa hàng mậu dịch bán theo tem phiếu.

  1. Nếu đánh mất tem phiếu thì sao?

– Nhịn đói cả tháng, sẽ phải đi xin, đi vay mượn lương thực, hoặc mua chui lại của “phe tem phiếu”…

  1. Nguồn gốc thành ngữ “Mặt như mất sổ gạo”?

– Để mô tả khuôn mặt ủ ê não nề không thể đau khổ hơn. Bởi vì thời đó, mất sổ gạo là nhịn đói! Nạn ăn cắp diễn ra phổ biến nên việc mất tem phiếu, mất sổ gạo diễn ra khá thường xuyên.

  1. Muốn mua được lương thực thực phẩm thì phải làm gì?

– Đi xếp hàng 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết lương thực, thực phẩm. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để ‘xí chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa.

  1. Xếp hàng đầu nhưng cũng có bảo đảm là sẽ được mua trước không?

– Không, nếu có những sổ thuộc dạng ‘ưu tiên’ hoặc ‘chen ngang’ do có móc ngoặc với nhân viên thương nghiệp, hoặc đơn giản là xếp hàng tới nơi mới biết đã bị ăn cắp tem phiếu hay sổ rồi.

  1. Cơm là gì?

– Là đồng nghĩa gạo đỏ độn thêm với sắn hoặc bo bo, mỳ mốc

13. Người kinh doanh buôn bán, doanh nhân thời đó được gọi là gì?

– Phe phẩy, tư thương

14. Quần áo mặc như thế nào?

Tiêu chuẩn 1 năm được 5-7m vải, tương đương 2-3 bộ quần áo/năm. Nên quần áo vá chằng vá đụp.

15. Sáng kiến phổ biến của thời đói?

– Nuôi lợn ở khu vực nhà tắm hoặc nhà vệ sinh của căn hộ tập thể 20m2

16. Vì sao ở các cửa hàng mậu dịch thời đó, thìa nhôm bị đục lỗ và đĩa phải bắt vít xuống bàn?

– Tránh nạn ăn cắp vặt phổ biến toàn dân, cũng là vì cái đói….

cap-long-com-thoi-bao-cap

Cặp lồng cơm- vật bất ly thân phổ biến của các công chức khi đi làm

Những câu chuyện không thể tin nhưng có thật thời bao cấp về cái đói: Xin lỗi lợn!

nuoi-lon

Nuôi lợn tận dụng trong căn hộ tập thể 20m2 thời bao cấp

Câu chuyện bi hài có thực 100% về cái đói thời bao cấp do bác Trần Thị Thúy Nga ở Hà Nội kể lại cho phóng viên :

Ở một đơn vị quân đội, giống như mọi đơn vị khác, có tình trạng nuôi lợn để tăng gia thời bao cấp. Thời đó chưa có cám công nghiệp, toàn bộ thức ăn cho lợn phải dựa vào nguồn cơm thừa canh cặn của bếp ăn tập thể. Thông lệ là phần “cơm cháy” ở đáy nồi cơm của bếp ăn tập thể là để dành cho lợn. (Thời đó không có nồi cơm điện chống dính, nên nồi cơm luôn có cháy)

Nhiều lần nhà bếp bỗng thấy cháy nồi cơm cứ bị “biến mất”, nên đã quyết định “điều tra”, “rình” để bắt kẻ tội phạm.

Cuối cùng kẻ tội phạm là một anh lính trẻ đã bị bắt. Vì quá đói trường kỳ, nên anh đã làm liều, đi ăn vụng cháy dành cho lợn hết lần này đến lần khác.

Hình thức kỷ luật áp dụng cho anh là: Tới chuồng lợn và xin lỗi lợn nhiều lần..

Đó là một trong muôn vàn câu chuyện hài hước nhưng bi ai thời bao cấp

Hà Phương Linh

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

7 ý kiến dành cho “Cùng ôn lại Bức tranh cuộc sống thời bao cấp”

  1. chanhvovan 13/09/2015

    THỜI CỦA ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ!!!!

    Reply
    • Lifecare 22/03/2016

      Hoàn toàn chính xác theo đúng nghĩa đen nếu nói về học thuật và khoa học cơ bản, y tế, giáo dục, văn hóa.. Bây giờ mỗi kinh tế hơi đi lên còn mọi thứ đều xuống thắng đứng, nhất là ý thức hệ. Bây giờ ý thức hệ là vô sản lưu manh chứ không như ngày xưa nữa. Chụp giật thừ quan đến dân, có cơ hội là cướp. Bởi vì anh bần cố nông tư liệu sản xuất không có, sức lao động cũng không (Đừng nhầm với tài sản và sức khỏe nhé, không có sức lao động thì tài sản là tiêu sản nhé, không biến được thành tư liệu sản xuất đâu). Có cơ hội bán nông sản là anh ta dùng chất cấm sao cho thu lợi được nhiều nhất. Ngày mai thì hết cơ hội mà (tư liệu sản xuất không phải của anh ta). Quan thì tham nhũng vơ vét, đến cuối nhiệm kỳ thì làm cú chót, anh ta không có cơ hội vì không có sức lao động (các trò lưu manh chạy chức chạy quyền không phải là sức lao động). Ngày xưa thời thập niên 60,70 thế kỷ trước mới là đỉnh cao của Việt Nam.

      Reply
  2. Mini 19/03/2016

    Giờ cũng thế thôi. Thế giới văn mình còn dân Việt vẫn khổ. Khổ mãi thành quen, thành dở hơi, thành dốt nát.

    Reply
  3. Ba lam 24/03/2016

    Đói, ít hàng hóa là do bị cấm vận, nhà nước không biết đi vay nợ như hiện nay;

    Reply
    • hung 24/03/2016

      Thời đấy mình chỉ nhận hàng các nước XHCN anh em thôi. Chứ mang tiếng là nước XHCN ưu việt chả lẽ lại vay tiền của bọn tư bản chủ nghĩa

      Reply
  4. các bạn hãy suy ngẫm 2 chữ :vô – sản

    Reply
  5. Hiep den 29/03/2016

    Mot thoi tien thang len CNXH va se la nuoc CNCS ( lam theo nang luc huong theo nhu cau). Tuc lam cu li van yeu cay nha lau xe hoi duoc. Bay gio thay cai kho thoi CNXH. Sao ta ko manh tay doi han qua tu ban cho dan nho. Cu nhu the nay con kho dai dai

    Reply

Ý kiến bạn đọc