Home » Kinh doanh, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Vì sao Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
TBT Nguyễn Phú Trọng đang  ở thăm chính thức Hoa Kỳ, một trong những sứ mệnh mà ông Trọng theo đuổi là mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Ảnh: laodong

Ảnh: laodong

Hiện nay Hoa Kỳ và EU không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường gây bất lợi lớn cho Việt Nam khi giao thương với các nước.

Vậy tiêu chí để được công nhận là nền kinh tế thị trường như thế nào, và nền kinh tế hiện tại của Việt Nam gọi là nên kinh tế gì.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

Đây là từ ngữ được khai sinh từ năm 1990, trong bối cảnh Việt Nam thất bại với mô hình kinh tế kế hoạch hóa, và phải tìm hiểu nền kinh tế của các nước tư bản và muốn sử dụng nền kinh tế thị trường.

Thế nhưng kinh tế thị trường lại khai sinh từ các nước thuộc tư bản, đây là điều mà một nước XHCN không muốn áp dụng, vì thế để hợp thức hóa Việt Nam liền đặt ra một tên gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”  và điều này được ghi rõ trong Hiến pháp.

Cho đến nay chưa có một văn bản hay tài liệu nào giải thích rõ thế nào là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ có giải thích rằng đây là một nền kinh tế thị trường, nhưng không để thị trường  tự do điều tiết mà có tham gia quản lý chặt của nhà nước

Vì sao Hoa Kỳ và EU không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Trong điều 15 Hiến pháp Việt Nam quy định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Trong các buổi hội thảo tại Việt Nam chưa thấy một ai cắt nghĩa hoàn chỉnh “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” vận hành như thế nào, và Việt Nam không hiểu được thì thế giới nhiên không biết nổi nó là cái gì.

Trong một buổi nói chuyện tại Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM năm 2014, ông Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư nói chuyện với các vị lãnh đạo Thành phố. Khi được hỏi về thế nào là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Ông đáp: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận sự thật nền kinh tế. Ảnh: baodatviet

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận sự thật nền kinh tế. Ảnh: baodatviet

Trang vneconomy.vn dẫn lời TS Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 nói rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm được sử dụng thường xuyên, nhưng nội hàm của khái niệm chưa rõ, chưa thống nhất và những gì được giải thích liên quan đến khái niệm này không còn phù hợp

Ngày 22.12.2014, tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được” 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng/ Ảnh: Anh Đức - kinhtevadubao

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng/ Ảnh: Anh Đức – kinhtevadubao

Một trong những tiêu chí để một quốc gia được công nhận có nền kinh tế thị trường là:  ‘đối xử công bằng giữa các khu vực doanh nghiệp’. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay vẫn ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, bất bình đẳng trong khu vực doanh nghiệp.

Chính vì thế mà Hoa Kỳ và EU không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, điều này gây bất lợi cho Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa

Những bất lợi do không được xem là nền kinh tế thị trường

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gặp phải rất nhiều các vụ kiện tụng tranh chấp thương mại quốc tế, và lần nào Việt Nam cũng gặp phải bất lợi khi không được là nền kinh tế thị trường, nhiều vụ việc Việt Nam là nguyên đơn nhưng không thể xử phải trì hoãn. Đó là chưa kể trường hợp bị các nước lợi dụng việc này để trục lợi khi quan hệ thương mại với Việt Nam

Năm 2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm nước Mỹ gặp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman. Thủ tướng có trình bày quan điểm đề nghị phía Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, qua đó chấm dứt điều tra 12 vụ tranh chấp thương mại với Việt Nam; trong đó có 4 vụ điều tra cả trợ cấp và chống bán phá giá, nhất là đối với tôm và cá tra; khẳng định Việt Nam không bán phá giá và không trợ cấp cho những mặt hàng này.

Tuy nhiên theo luật Thương mại Quốc tế do Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường nên những vụ tranh chấp này không thể giải quyết được gây thiệt hại cho phía Việt Nam.

Đó là một nghịch lý bởi các quan chức trên thế giới cho rằng chính Việt Nam cũng tự khẳng định mình không phải là kinh tế thị trường, khi cho rằng mình là “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, mà bản chất của kinh tế thị trường là do thị trường điều tiết.

Trong bối canh Việt Nam dự kiến tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, điều này mở ra những cơ hội và thách thức to lớn và sự phát sinh tranh chấp thương mại là khó tránh khỏi.

Vì thế một trong những sứ mệnh trong chuyến đi Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng là muốn Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Thế nhưng việc này chỉ có thể được thực hiện khi mà Việt Nam có các thay đổi thể chế, cũng như hành lang pháp lý để các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng, có như thế mới được xem là nền kinh tế thị trường

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc