Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Nghiên cứu mới hé mở mối liên hệ xa xưa giữa đảo Phục Sinh và Châu Mỹ
 
Ảnh chụp bảy bức tượng Ahu Akivi Moai. (gydyt0jas/iStock/Thinkstock)

Con người có thể đã di cư từ Đảo Phục Sinh đến Châu Mỹ rất lâu trước khi nhà thám hiểm người Hà Lan Jakob Roggeveen cùng với đoàn tàu của ông cập bến hòn đảo này vào năm 1722. Dựa theo bằng chứng gien di truyền, những người Rapanui sống trên quần đảo xa xôi, cô lập  đó đã có mối liên hệ khá sâu sắc với người dân bản địa Mỹ trong hàng trăm năm trước đây. Các báo cáo trong tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) của nhà xuất bản Cell Press vào ngày 23/10 đã bày tỏ sự ủng hộ trên phương diện di truyền, cho giả thiết tồn tại một tuyến đường xuyên Thái Bình Dương giữa quần đảo Polynesia (trong đó có đảo Phục Sinh) và Châu Mỹ, một đoạn đường đáng kinh ngạc với chiều dài hơn 4.000 kilomet.

Các phát hiện này là một lời nhắc nhở về khả năng là “con người thời xưa đã khám phá hành tinh của chúng ta một cách sâu rộng,” Anna-Sapfo Malaspinas từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Trung tâm gien địa lý Đan Mạch, nhận định. “Các sách giáo khoa về sự kiện chiếm thuộc địa — ví như thời kỳ di dân đến Châu Mỹ– cần phải được đánh giá lại dựa trên các số liệu gien di truyền.

Trên phương diện này, một bài viết thứ hai của Malaspinas cùng với Eske Willerslev và đồng nghiệp của họ xuất hiện trong cùng chuyên mục trên tạp chí Current Biology,họ đã khám nghiệm hai hộp sọ người của người bản địa “Botocudos” ở Brazil (Châu Mỹ), đã phát hiện ra rằng nguồn gôc bộ gen của họ là từ người Polynesian , nhưng lại hoàn toàn không phát hiện chút thành phần nào của người Mỹ bản địa trong bộ gen đó.

Chiếc xuồng hai đáy của người Polynesia (Tikimaster)

Các bằng chứng khảo cổ đã gợi ý rằng có khoảng 30 đến 100 đàn ông, phụ nữ, và trẻ nhỏ người Polynesia đã cập cảng đảo Phục Sinh, cũng đươc gọi là Rapa Nui, khoảng năm 1200 Trước Công nguyên, trong các chiếc xuồng hai đáy. Sau khi định cư ở hòn đảo tách biệt, người Rapanui đã xây dựng những bệ đá khổng lồ và hơn 900 bức tượng, một số nặng đến 82 tấn.

Bức tranh đảo Phục Sinh đầu tiên được biết đến, phác họa bởi William Hodges vào năm 1775. (Wikimedia Commons)

Mặc dù có thể cần cả tuần lễ để người dân Polynesia đi đến ngay cả các các hòn đảo lân cận gần nhất, nhưng vẫn có chút bằng chứng cho thấy họ đã tiếp xúc đến thế giới rộng lớn hơn. Lấy ví dụ, có bằng chứng cho thấy sự hiện hữu của cây trồng bản địa Châu Mỹ ở vùng Polynesia, bao gồm khoai tây ngọt Andrean, từ rất lâu trước khi người Châu Âu đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất này.

Giờ đây việc phân tích gen trên diện rộng của 27 người Rapanui bản địa đã giúp xác nhận được mối liên hệ đáng kể giữa người dân hòn đảo này và thổ dân bản địa Châu Mỹ khoảng giữa năm 1300 Trước Công Nguyên và 1500 Trước Công Nguyên, tức là khoảng 19 đến 23 thế hệ trước đây. Dân cư Rapanui chỉ bắt đầu hòa lẫn với người Châu Âu rất lâu sau đó, vào khoảng những năm 1850. Dòng dõi người Rapanui ngày nay bao gồm 76% người Polynesia, 8% người bản địa Mỹ, và 16% người Âu Châu.

Bằng chứng mới về người Rapanui đã đưa ra một trong hai khả năng: hoặc là người bản địa Mỹ đã đi thuyền đến Rapa Nui hoặc là người Polynesia đã đi thuyền đến Châu Mỹ và trở lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng có vẻ như người Rapanui đã thực hiện thành công các chuyến đi biển qua lại giữa hai vùng, khi những mô hình giả lập trong các nghiên cứu trước đây cho thấy “tất cả các chuyến đi biển từ Rapa Nui có chủ đích sang hướng đông sẽ luôn luôn cập bến Châu Mỹ, và các chuyến đi này có thể kéo dài từ hai tuần đến khoảng hai tháng.” Mặt khác, chuyến đi từ Châu Mỹ đến Rapa Nui thì lại khó hơn rất nhiều, vì rất dễ đi chệch hoặc lạc mất hòn đảo này. Từ Châu Mỹ, Rapa Nui chỉ là một mục tiêu nhỏ, nên nó giải thích tại sao cần nhiều thời gian như vậy để người Châu Âu phát hiện ra nó.

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc