Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Máy bay không người lái đầu tiên đã có từ năm 350 TCN?
Vào năm 350 TCN, nhà toán học đồng thời là cha đẻ của ngành cơ học Archytas xứ Tarentum đã phát minh ra một con bồ câu máy bằng gỗ.
Ảnh một con chim gỗ. (Shutterstock*, hiệu ứng phụ trợ bởi Đại Kỷ Nguyên)

Ảnh một con chim gỗ. (Shutterstock*, hiệu ứng phụ trợ bởi Đại Kỷ Nguyên)

“Phát minh của Archytas thường được coi là con rô bốt đầu tiên, và trước những tiến bộ công nghệ gần đây, thậm chí chúng ta có thể coi nó như là chiếc máy bay không người lái đầu tiên; chiếc máy đầu tiên có khả năng bay tự động”- Jimmy Stamp đã viết trong một bài viết trên Smithsonian.

Stamp không phải là người duy nhất coi cỗ máy chim bồ câu này như một máy bay không người lái tiên phong. Vào năm 1993, một máy bay không người lái hiện đại phát triển bởi Khoa Hàng không thuộc Trường Sĩ quan Hải quân Cao cấp Hoa Kỳ đã được đặt tên là Archytas.

Những bản thảo viết tay của một người La Mã tên là Aulus Gellius đã miêu tả máy tự động như được thúc đẩy bằng hơi nước. Theo các tài liệu giáo dục được phát triển bởi NASA, một số chi tiết của vật thể này đã được trình bày công khai, và có lẽ đã làm bối rối và gây hứng thú cho những người dân xứ Tarentum. NASA đã miêu tả nó như “một trong những công cụ đầu tiên đã thành công trong việc áp dụng các nguyên lý nền tảng của tên lửa”.

Trong khi hơi nước thúc đẩy cỗ máy chim bồ câu, chuyển động của nó có thể đã được điều khiển bởi các loại dây. Thực ra, nó có thể là một loại súng cao su, theo Bách khoa Toàn thư Triết học Standford.

Bách khoa toàn thư đã ghi như sau: “Vì các thiết bị vây hãm thời cổ đại thường được gọi sử dụng những cái tên của động vật (như ‘rùa’ và ‘quạ’), nên chim bồ câu Archytas có thể đã là một phát minh dạng máy bắn đá, hay chỉ một loại đạn được phóng ra bởi một dạng máy như vậy, nhưng về sau lại bị hiểu nhầm là một con chim bồ câu cơ khí… Tuy nhiên, không một nguồn tài liệu cổ đại nào từng giải thích chim bồ câu theo cách này”.

Khoảng 300 năm sau khi Archytas tạo con chim bồ câu đầu tiên của ông, nhà phát minh người Hy Lạp Hero xứ Alexandria đã tạo nên cái được cho là động cơ hơi nước đầu tiên vận hành bằng các nguyên lý tương tự. Một nhóm lửa đun sôi một chiếc bình nước, tạo ra hơi nước dẫn qua hai chiếc ống hình chữ L ở hai bên của một khối cầu, khiến cho khối cầu xoay chuyển. Cỗ máy này được gọi là aeolipile.

 aeolipile

Một hình vẽ minh họa động cơ aeolipile của Hero xứ Alexandria từ Từ điển Cơ học Mỹ của Knight, 1876. (Wikimedia Commons)

Tara MacIsaac

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc