Home » Khám Phá, Khoa học » Những động vật sở hữu “bảo bối” sinh tồn kỳ diệu
Những loài động vật như sói bờm, hươu có búi, kiến lưỡi câu… đã tìm ra cách để thích nghi với môi trường sống mới của mình bằng các “bảo bối” kỳ diệu.
Thiên nhiên luôn biến đổi nên bởi vậy, dù cho điều kiện sống có thay đổi thế nào thì các loài động vật cũng sẽ tìm ra hướng để thích ứng với môi trường mới, kể cả đó là những cách có phần kỳ quái.
1. Sói bờm sở hữu “đôi chân thần thánh” giúp chạy trốn kẻ thù
Với bộ lông màu đỏ và tai dựng đứng, sói bờm trông rất giống loài cáo đỏ đặc trưng, tuy nhiên chúng khác biệt ở chỗ có đôi chân dài, mảnh khảnh.
Nhiều người cho rằng, đôi chân đặc biệt này chính là “bảo bối” của sói bờm, giúp chúng tồn tại và thích ứng với cuộc sống trên các thảm cỏ ở Nam Mỹ. Sinh sống trong môi trường đồng cỏ cao khiến tầm nhìn hạn chế, đôi chân dài giúp chúng nhìn thấy kẻ thù trước khi bị tiếp cận.
Những động vật sở hữu
Sói bờm hay còn gọi là Chrysocyon brachyurus, là thành viên của gia đình canid (bao gồm những con chó sói và cáo). Mặc dù mang tên là sói bờm nhưng là loài động vật thuộc họ chó.
Những động vật sở hữu
Tai của sói bờm cũng khá đặc biệt. Đôi tai sẽ giúp sói bờm nghe được các âm thanh xào xạc, nhẹ nhàng của những động vật gặm nhấm – nguồn thức ăn chủ yếu khi chúng chạy qua chạy lại trên đồng cỏ.
2. Hươu có búi sử dụng “răng nanh ma cà rồng” để đánh nhau
Loài hươu có búi này của Trung Quốc khác hẳn với tất cả các loài hươu khác là chúng có răng nanh giống ma cà rồng. Chiếc răng nanh dài đến mức thò cả ra khỏi miệng. Tính năng nổi bật nhất của loài hươu này là thường sử dụng răng nanh “bảo bối” trong trận chiến giao phối giữa các con đực.
Những động vật sở hữu

Răng nanh “bảo bối” này tương đối nhỏ nên khi chiến đấu, chúng sẽ sử dụng gạc (sừng) của mình trước tiên, nhưng khi đối thủ đã xuống sức, ngay lập tức chúng sẽ tấn công vào những chỗ dễ bị tổn thương với vũ khí lợi hại nhỏ nhưng sắc bén của mình.
Điều khác biệt nữa ở loài hươu này là chúng cũng thường ăn xác các động vật đã chết -một điều hiếm thấy trong thế giới loài hươu. Vì vậy, chúng không chỉ đánh bại đối thủ của mình với những chiếc răng nanh, mà sau đó, đôi lúc chúng còn ăn thịt.
3. Linh dương Gerenuk “đi hai chân như người” để kiếm ăn
Linh dương Gerenuk có chiếc cổ thon dài cùng đôi chân khẳng khiu. Thay vì gặm cỏ giống như hầu hết các loài linh dương, linh dương Gerenuk đứng thẳng trên hai chân sau để ăn lá và cành của loài cây keo sống rải rác trên các thảo nguyên.
Thật không có gì phải ngạc nhiên khi loài linh dương này đã tiến hóa để tận dụng những nguồn thực phẩm khác nhau như vậy.
Những động vật sở hữu

Có 91 loài linh dương trên thế giới và hầu hết trong số đó đều sống ở châu Phi, do vậy với loài linh dương Gerenuk cần phải có một chế độ ăn khác với đồng loại để tồn tại.
Những động vật sở hữu
Đôi chân dài và mỏng của chúng có thể tạo thuận lợi trong việc kiếm ăn trên cao nhưng cũng vô cùng mong manh. Đã có một số trường hợp linh dương Gerenuk bị gãy xương chân trong khi đang chạy trên thảo nguyên hay trong lúc đang với lá cây trên cành.
4. Nai Ấn Độ biết “sủa” nhằm báo hiệu cho đồng loại chạy trốn kẻ thù
Nai Ấn Độ là một loài nai nhỏ có nguồn gốc từ Nam Á và có một số đặc điểm độc đáo mà các loài nai khác không có. Nhờ vào khả năng “sủa” độc đáo nhất của mình nên chúng còn được gọi với cái tên địa phương là “nai sủa”.
Những động vật sở hữu

Khi cảm thấy có nguy hiểm, chúng sẽ phát ra âm thanh tương tự như một tiếng sủa ngắn và chói tai (giống như loài chó), báo hiệu cho những con nai khác trong đàn chạy trốn. Tùy thuộc vào sự nguy hiểm, tiếng sủa của chúng có thể kéo dài hơn 1 giờ.
Những động vật sở hữu
Chúng cũng khác với các loài nai khác ở điểm giống như hươu có búi, nai Ấn Độ cũng có răng nanh ngắn mà chúng sử dụng để đánh nhau trong mùa giao phối. Tuy nhiên, không giống như hươu có búi, chúng có gạc lớn, phát triển theo hình dáng vô cùng độc đáo trên đỉnh đầu.
5. Vượn cáo Sunda bay lượn như chim nhờ “bảo bối” là đôi cánh

Những động vật sở hữu
Sống trong các tán rừng nhiệt đới Đông Nam Á, loài vượn cáo bay Sunda hay còn gọi là Galeopterus variegatus phát triển theo một cách độc nhất vô nhị để có thể di chuyển giữa các cây bản địa. Chúng sử dụng nếp gấp của da kéo dài từ chân để có thể lướt từ nhánh cây này sang nhánh cây khác.

Những động vật sở hữu
Lớp màng da của chúng hay còn gọi là mảng dù lượn chỉ dày 1mm và có diện tích bề mặt bao phủ gần gấp 6 lần kích thước phần còn lại của cơ thể khi chúng sải cánh. Một bước nhảy của chúng có thể dài đến 10m.
Chân và tay của chúng cũng được điều chỉnh để thích nghi với việc leo trèo, nhưng lại gần như là vô dụng đối với tốc độ mặt đất, nghĩa là nếu rơi xuống đất thì loài vật này gần như chắc chắn sẽ chết.
6. Kiến sử dụng “lưỡi câu” trong cơ thể để chiến đấu
Ẩn sâu bên trong Công viên Quốc gia Virachey của Campuchia là nơi sinh sống của một loài kiến rất độc đáo – loài kiến lưỡi câu. Điểm không bình thường của loài kiến này là chúng có chiếc lưỡi câu nhô ra từ lưng.
Những động vật sở hữu
Kiến lưỡi câu sống theo bầy bên trong các khúc gỗ rỗng trong rừng.
Lưỡi câu “bảo bối” này là cơ chế phòng thủ để chúng có thể ngăn chặn sự đe dọa của các loài động vật ăn thịt khác. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những lưỡi câu dạng gai không những sắc nhọn đủ sức xuyên qua da, mà còn thừa sức “móc” vào vết thương của đối thủ. Từ đó, loài kiến lưỡi câu có thể dễ dàng tấn công mục tiêu.
Những động vật sở hữu
Điều này có thể không thực hữu dụng với một chú kiến đơn độc, nhưng lại là một sự nguy hiểm chết người khi đó là “đội quân” kiến.
Tuy nhiên, đây chưa phải là điều bất thường duy nhất về loài kiến này – khi bầy đàn của chúng bị đe dọa, chúng sẽ chia ra thành hàng trăm, hàng nghìn đàn nhỏ, móc những chiếc lưỡi câu vào với nhau để tạo thành một cụm lớn, điều này khiến cho chúng trở nên mạnh mẽ và gần như có thể xua đuổi bất kỳ động vật ăn thịt nào.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Wikipedia…
theo trithuctre
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc