Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu Điểm » Máy phát hiện nói dối đã thua con người

Theo các học giả phương Tây, ngay cả máy phát hiện nói dối cũng “chào thua” những kẻ thường xuyên nói dối.

Não người được “thiết kế” sao cho nói thật dễ hơn nói dối. Nhưng nếu thường xuyên dối trá, thì bản chất chân thực của con người sẽ bị khô kiệt, “giúp” cho việc nói dối ngày một dễ dàng hơn, đến mức máy phát hiện nói dối cũng phải “bó tay”… theo tạp chí Lương tri và Hiểu biết (Consciousness and Cognition).

Nghiên cứu các ảnh chụp não bằng X quang hoặc chụp cộng hưởng từ cho thấy não người, khi họ nói dối, hoạt động tương đối mạnh hơn là khi nói thật, đặc biệt là ở vùng vỏ não trước trán, cho thấy lời nói dối đòi hỏi sự kiểm soát nhận thức tăng cường (extra cognitive control) và sự khống chế cơ chế nói thật, vốn là thuộc tính của não. Vì thế, “nói láo” thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn là nói thật. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu do TS Bruno Verschuere tác giả những công trình như The Easy of Lying (tạm dịch: Nói dối như ranh), chủ trì nhóm nghiên cứu tại Đại học Ghent University, Bỉ.
   
Càng dối, càng “điêu”
   
Các học giả yêu cầu ba nhóm sinh viên trả lời các câu hỏi về hoạt động hàng ngày của họ. Nhóm thứ nhất được yêu cầu luôn nói dối khi trả lời câu hỏi. Nhóm thứ hai: vừa nói thật, vừa nói dối khi trả lời. Nhóm thứ ba được yêu cầu chỉ nói sự thật… Kết quả khảo sát này cho thấy người ta càng nói dối, càng điêu… luyện hơn, cụ thể, những ứng viên thường xuyên nói dối tỏ ra ngày càng “điệu nghệ”. Sự khác biệt thông thường về thời gian giữa trả lời theo sự thật và biến báo (nói dối) biến mất!
“Nếu trong thực tiễn, người ta nói dối nhiều (những ca nói dối có biểu hiện bệnh lý tâm thần), thì phản ứng nói thật như một thuộc tính lấn át (của não) sẽ không còn có được sức mạnh như chúng ta vẫn đề cập trên lý thuyết”, TS Ewout Meijer, giảng dạy tại Đại học Maastricht University, Hà Lan, chia sẻ với báo điện tử Newscientist.
Khi đã “nói dối thành thần” thì máy phát hiện nói dối cũng “bó tay”. (Ảnh minh họa. Nguồn: Telegraph)
Khi đã “nói dối thành thần” thì máy phát hiện nói dối cũng “bó tay”. (Ảnh minh họa. Nguồn: Telegraph)
   
Lừa cả máy
   
Nhưng theo GS tâm lý học Scott Lilienfeld, Đại học Emory University, Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu của nhóm TS Bruno Verschuere vẫn đặt ra thách thức nghiêm trọng, là giải pháp sử dụng máy phát hiện nói dối sẽ không đem lại kết quả chính xác trong trường hợp những kẻ “nói dối thành thần”, những ca dối trá có biểu hiện tâm thần không bình thường. “Máy phát hiện nói dối thường dùng trắc nghiệm các đối tượng tình nghi phạm tội, thường có một tỉ lệ mắc các chứng tâm thần không ổn định, kể cả bất lương do bệnh tâm thần, cao hơn là các công dân khác”, Lilienfeld nhận định.
Meijer cho rằng để cải thiện tình hình, trong thẩm vấn bằng máy phát hiện, nói dối nên trộn thêm các câu hỏi đơn giản vào, nhằm hồi phục chức năng vốn có của não là nói thật, nhờ đó mà những kẻ “nói dối như ranh” sẽ bị “lập bập”, khó tiếp tục trượt trơn tru trên con đường dối trá.
   
Khoa học là một trong những ngành nói dối nhiều nhất
   
Các kết quả điều tra xã hội học trong những năm gần đây cho thấy, số lượng nhà khoa học gian lận trong nghiên cứu của mình không phải là ít. Trong năm 2005, Tổ chức HealthPartners Foundation ở Minneapolis tiến hành cuộc khảo sát đầu tiên trên quy mô lớn đánh giá về hành vi sai trái trong khoa học đã phát hiện ra hơn 5% các nhà khoa học thừa nhận tung ra dữ liệu mâu thuẫn với nghiên cứu trước đây của họ hoặc đã thực hiện nghiên cứu gây hại cho con người.
Ngoài ra, có 10% các nhà khoa học thừa nhận đứng giả tên họ hoặc mượn tên của người khác trong các báo cáo nghiên cứu được xuất bản. Và hơn 15% thừa nhận đã thay đổi thiết kế hoặc kết quả của nghiên cứu để nhận được tài trợ hoặc có trạng thái nghi ngờ kết quả của mình là không chính xác.
  
theo datviet
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc