Home » Cổ truyền, Văn hóa » Lùi lại thực ra là tiến tới
Có một câu chuyện rất có ý nghĩa về “lấy” và “cho” trong Phật giáo. Câu chuyện kể rằng sau khi hai người chết, A và B, họ được đưa đến Diêm Vương. Diêm Vương bèn mở Sách Ghi Điều tốt và Điều xấu ra xem để quyết định cho họ đầu thai. Ngài cho mỗi người được chọn một trong hai điều: một là “sống để cho” và hai là “sống để lấy”.

A rất tham lam và muốn có một cuộc sống không bị khổ cực vì thế anh ta lập tức chọn “sống để lấy”; B không vì thế mà buồn rầu mặc dầu A “lấy trước”. B nghĩ rằng “sống để cho có thể giúp mọi người và biết được ý nghĩa đời sống thật sự! Sau khi nghe hai lời ước nguyện, Diêm Vương làm một khế ước với số mạng. Ông ta nói với B “Vì ngươi chọn sống để cho, vậy ngươi sẽ là một người giàu trong kiếp tới và ngươi sẽ hiến tiền của cho người nghèo”. Còn điều gì sẽ xảy ra cho A? Vì anh ta muốn có một đời sống chỉ nhận của người khác, nên Diêm Vương phán rằng ngươi sẽ trở thành một kẻ ăn mày và sống dựa vào lòng nhân của người khác trong kiếp tới của ngươi.

Từ câu chuyện này nói lên sự mất và được của chúng ta không thể quyết định chỉ từ trên bề mặt. Đôi khi dường như bạn được một điều gì đó, nhưng từ một khía cạnh khác, bạn có thể mất nhiều hơn.

Khi Zheng Banqiao làm quan trong triều đình, em trai của ông đã cãi lộn với hàng xóm vì vấn đề xây dựng nhà cửa. Cả hai gia đình đều không chịu nhượng bộ, vì thế họ xây một bức tường ngay trước nhà họ mà đã ngăn con đường. Em trai của Zheng viết thư cho anh ta và muốn được giúp đỡ để thắng vụ này. Tuy nhiên, Zheng Banqiao trả lời cho em bằng một bài thơ: 

Từ xa, lá thư đến vì  một bức tường, 

Chỉ ba tấc đất, em không nhường cho họ sao?

Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó 

Nào ai thấy mặt người xây Tần Thủy Hoàng?

Người hàng xóm biết được sự việc, và rất cảm động. Cả hai đều lùi lại ba tấc đất, vì thế con đường ở giữa gọi là “Con đường sáu tấc”.

Thái độ của Zheng Banqiao đối với vấn đề này nói lên một số điều cho chúng ta. Dựa trên sự nhẫn nhục, người ta có thể lùi lại một bước và sẽ có thể giữ được trạng thái ôn hoà, mà nó sẽ đưa đến một tâm trí khôn ngoan hơn và sáng tỏ hơn. Rồi thì những xích mích sẽ được giải toả và trở thành cơ hội và vì thế sẽ có một thế giới tươi đẹp hơn.

Phật Di Lặc có một câu kệ nổi tiếng: 

Hạt lúa nảy mầm trong tay và cấy xuống đất, 
Cúi đầu xuống, trời xanh hiển hiện trong đáy nước,
Kinh là để có những cảm nhận đúng về lục căn (*)
Lùi lại thật sự là tiến tới. 

Thực tế là những người nông dân phải nhìn xuống và bước lùi lại để cấy lúa, mà có ý là những thành công có từ cúi đầu xuống và lùi lại. Nó nói lên một triết lý sâu sắc về “lùi lại thật sự là tiến tới”. Điều này cũng tương tự như tục ngữ Trung quốc nói rằng  “Đôi khi điều đạt được tốt nhất chính là mất đi”. Trong đời sống chúng ta, có rất nhiều trường hợp rút lui có nghĩa là thụ động nhưng thật ra đó là một cách tiến tới. Những câu chuyện ở trên là những ví dụ cho trường hợp này.

Ghi chú:

* Lục căn: tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý niệm.
2 bài kệ ở trên được dịch nghĩa chứ không dịch thơ, vì được dịch lại từ tiếng Anh.  

Tác giả Tang Yi Xuan và An Qi, nguồn: Chanhkien 

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Lùi lại thực ra là tiến tới”

  1. Duy Nguyễn 23/04/2013

    Triết lý của kinh Phật làm tôi say mê và giác ngộ nhiều thứ, mặc dù chưa thật sự chú tâm nghiên cứu và tu tâm nhưng tôi vẫn luôn hướng về cửa Phật, mỗi khi đọc những câu chuyện, những lời dạy thế này tâm hồn thật thanh thản. Cám ơn tất cả những lời dạy của Phật.

    Reply

Ý kiến bạn đọc