Home » Cổ truyền, Văn hóa » Hoa ’3.000 năm nở’ ba lần khoe sắc ở ngôi chùa cổ
Buổi sáng sư ông Thích Quảng Thành lên chùa Trung tụng kinh niệm Phật như thường lệ, chợt nhận thấy một mùi hương khác lạ, thoang thoảng mùi gỗ thơm. Trên một lá lan ngả về cửa chùa có dãy hoa nhỏ được cho là hoa Ưu Đàm đang bừng nở.

18 bông trong dãy hoa có những cánh trong suốt này được sư ông chùa Trung thuộc ngôi chùa cổ Linh Sơn (Phù Ninh, Hải Phòng) phát hiện hôm 7/8, thật ra là lần thứ ba nhìn thấy loài hoa này xuất hiện tại đây.

Loài hoa lạ trên lá lan ở chùa Trung thuộc chùa cổ Linh Sơn. Ảnh: Quang Chiến.

Đêm 9 tháng 5 âm lịch (tức 27/6), trên sân chùa đã xuất hiện những bông hoa lạ trên một miếng cao su buộc vòi nước. Đêm đó trời kéo mưa, cả chùa tắt hết đèn chuẩn bị đi ngủ, sư ông chợt nhìn thấy những ánh lóe sáng giống như chập điện. Thầy trò kiểm tra thì không phải điện mà là ánh sáng lóe lên liên tục từ mấy bông hoa nhỏ xíu. Không biết hoa gì, sư ông cắt miếng cao su bỏ vào chiếc hộp đem vào chùa, đến nay đã hơn 40 ngày hoa vẫn còn.

Hoa Ưu Đàm mọc trên miếng cao su. Ảnh: Quang Chiến.

Một tháng trước, người làm việc trong chùa cũng phát hiện những bông hoa lạ mọc trên cánh cửa nhà “tổ”. Từ đó cứ khoảng 4h30, hoa bắt đầu xòe nở cánh, tỏa hương thơm mùi gỗ, đến khi mặt trời lên, hoa cúp cánh lại.

Từ đầu năm đến nay loài hoa được cho là linh thiêng của nhà Phật tương truyền “3.000 năm mới nở một lần”, liên tục được phát hiện ở nhiều nơi như Hải Phòng, Phú Yên, Quảng Nam… Theo thuyết nhà Phật, hoa có tên là Udumbara hay còn gọi là Ưu đàm bà la, gọi tắt là Ưu Đàm. Thân cây chỉ cao vài cm, hoa từng chùm trong suốt li ti.

Hoa nở trên cánh cửa nhà Tổ của chùa. Ảnh: Quang Chiến.

Theo vnexpress

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc