Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 1)
Tôi thực hiện lọat bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch. Bởi lẽ Kinh dịch có khả năng dự đóan trước được tương lai vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể liễu giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con người trước đây vốn chưa có ai nêu ra.

>Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 2)

>Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 3)

>Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 4): Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực xuất hiện ngay trên Lạc thư Hà đồ

>Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 5): Lên xuống thuận nghịch tạo càn khôn

 

 

Hiểu biết của bản thân tôi cũng chỉ là những gì đã được biết từ trước tới nay, kiến thức về lĩnh vực này vốn chẳng hơn ai. Tôi tổng hợp thêm kiến thức và bài viết của các đồng môn vốn hiểu rõ Dịch lý là Thần Quang, Tiểu Nham, Chính Ngộ để đưa ra bài viết này

Ý NGHĨA CỦA KINH DỊCH

Mọi thay đổi nơi thế giới con người đều do thiên tượng biến hóa mà thành, thiên tượng chính là thể hiện của thiên ý, Kinh dịch cho phép con người biết được thiên ý mà hành xử. Khi con người thông qua kinh dịch dự đóan được tương lai thì con người sẽ tin rằng mọi việc chính là đã được an bài trước cả rồi, sự việc kia chưa xảy ra nhưng đã biết trước được sẽ xảy ra như thế. Khi kinh dịch đóan trước được tương lai con người sẽ tin rằng mọi việc đều là theo thiên ý, đều đã được an bài trước cả như thế rồi, vậy nên thuận thiên mà làm mới là tốt, mới là hợp với ý trời. Từ đó con người tin rằng có trời đất, thiện có thiện báo, ác có ác báo từ đó tâm tính con người nâng cao lên

Những danh nhân ngày xưa đều dựa vào thiên ý mà làm thì tất thành, còn như làm trái với thiên ý thì dù có giỏi và tài năng đến đâu cũng không thành. Gia Cát Lượng là một điển hình. Vị quân sư nhà hậu Hán giỏi đến thế đã sớm biết nhà Hán sẽ phải diệt nhưng nể tình Lưu Bị vẫn ra giúp Lưu Bị nhằm khôi phục nhà Hán. Gia Cát Lượng cũng biết trước rằng đất nước sẽ chia 3, vì thế giai đọan đầu giúp nhà Hán thì Lưu Bị có thế yếu nhất nhưng vẫn giành chiến thắng hết trận này đến trận khác để lên làm vua nước Thục.

Nhưng Gía Cát Lượng chỉ làm được đến đây thôi, vì sau đó nhà Hán sẽ phải diệt vong, đó là thiên ý, vì thế dù Gia Cát Lượng có tài giỏi đến đâu thì cũng không giúp thêm được gì cho nhà Hán, 7 lần xuất quân ra Kỳ sơn, dù giành thắng lợi lớn nhưng rồi cũng phải rút quân trở về. Dù đã dồn được cha con Tư Mã Ý và châm lửa thiêu cháy tòan đại quân nước Ngụy, nhưng 1 cơn mưa đến kịp lúc đã cứu được cha con Tư Mã Ý, Kỳ sơn tháng 9 không bao giờ có mưa, chỉ có mưa một lần duy nhất, đó chính là cơn mưa cứu nước Ngụy, cũng chính là thể hiện ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể thắng được cơn mưa của trời.

Bắt đầu từ Chu Văn Vương thời nhà Chu, Trung Quốc có rất nhiều nhà tiên tri, đều là thông qua «Kinh Dịch» mà dự ngôn biến hóa thiên tượng trong mấy trăm, thậm chí mấy ngàn năm sau. Chẳng hạn «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Những dự ngôn của họ đối với đại thiên tượng trong thời đại đặc thù ngày hôm nay đều được lưu truyền trong dân gian.

Thế nhưng con người ngày nay đều xem kinh dịch như một công cụ để xem bói thay đổi đời, nghĩ rằng số mình xấu thế này, nếu đi xem bói có thể cải số được. Thực ra số mệnh con người đã định để trước cả rồi, vậy đi xem bói có thể thay đổi đường đời được không? Kinh dịch có thể biết trước được tương lai nhưng không phải là công cụ để làm cho con người thay đổi số phận của mình. Kinh dịch chính thể hiện sự tồn tại của trời đất, mọi việc nơi thế gian đều do thiên ý tạo thành vậy

Kinh Dịch xuất hiện chính là để con người tìm hiểu Thiên ý, thiên tượng, thiên cơ. Bởi vì là an bài, nên những biến hóa thiên tượng lớn đều được thu nhỏ thành quẻ tượng, hào tượng giản đơn trong «Kinh Dịch»; thiên tượng hiển lộ cho con người, để con người thuận theo Thiên ý.

NÓI VỀ CHỮ “DỊCH” TRONG KINH DỊCH (dựa theo bài của Thần Quang)

Nếu như tách chữ, thì chữ “Dịch” (易) là do “nhật” (日) và “vật” (勿) ghép thành. Từ tượng hình mà xét, “nhật” tượng trưng mặt trời, “vật” tượng trưng mặt trăng. Từ học thuyết Âm-Dương của Đạo gia mà giảng, “nhật” là Dương, “nguyệt” là Âm. Do đó xét theo tượng hình thì chữ “Dịch” (易) là do Âm-Dương hợp thành.

Tuy nhiên, nội hàm của “Dịch” không phải chỉ dừng tại đó, mà tiến thêm một bước nữa, chúng ta sẽ thấy trong “Dịch” ẩn tàng ảnh tượng của Thái Cực.

Đạo nói: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

Nhật nguyệt luân chuyển, Âm-Dương giao thế, là sự việc đơn giản nhất trong Thiên Địa. Tuy nhiên trong cái giản đơn này hàm chứa vạn sự vạn tượng.

Người xưa nói, trong một giọt nước thấy thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.

Như trên đã nói, từ chữ “Dịch” (易) này có thể nhìn ra ảnh tượng Thái Cực. Từ hoành quan mà giảng, Thái Cực của Đạo gia chính là một vũ trụ. Từ vi quan mà giảng, ảnh tượng Thái Cực trong chữ “Dịch” có thể nói là ảnh thu nhỏ vũ trụ Thái Cực của Đạo gia. Do đó, biến hóa thiên tượng trong vũ trụ đều phản ánh trong chữ “Dịch” này.

Khoa học hiện đại đã vô cùng phát triển, có thể thông qua máy vi tính để tiến hành phân tích phép toán với một lượng số liệu lớn, thậm chí có thể dự báo được thời tiết và kinh tế. Tuy nhiên đối với biến hóa của thiên tượng thì khoa học quả là bất lực.

Ánh sáng

Chuyên đề:

7 ý kiến dành cho “Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 1)”

  1. Thuong 27/04/2013

    Thuong thi rat nhieu y kien ve dich hoc nhung ap dung vao dau va cong phu tu tp den dau su trung nghiem den dau lai la mot van de neu chi la ly thuyet xuong xuot doi se ko tim ra chan ly gi xin hay noi den van de mau chot cua dich

    Reply
  2. chung cư cầu giấy 10/02/2015

    chan ly gi xin hay noi den van de mau chot cua dich

    Reply
    • Trần Thu 16/02/2015

      Nói về kinh dịch bao la lắm, như Đức Khổng tử từng nói ước gì sống được ngàn năm để hiểu thấu kinh dịch. Ở đây tác giả đang dẫn dắt từ từ nguồn gốc kinh dịch qua các thời kỳ. Hà đồ ,lạc thư, hào từ, thoán từ….khi đã biết một số cơ bản thì mới làm quen với 64 quẻ dịch để xem kinh dịch . Như đã nói đây là Bộ mon thuộc triết học phương Đông nên bao la, mênh mong lắm bạn ạ. Tôi rất thích kinh dịch và đã làm quen với nó gần 20 năm nay, không biết do mình chậm hiểu hay chưa có cơ duyên mà thực sự vẫn thấy mờ mịt hi hi…

      Reply
  3. hung 16/02/2015

    Chủ đề bài viết đã qua mấy phần rồi, bạn có thể theo dõi

    Reply
  4. Dân Việt 18/11/2015

    Vay con chu kinh la gi ???? nguoi Viet moi giai thich duoc .

    Reply
  5. Dân Việt 18/11/2015

    nguoi viet bai nay la nguoi tau nen ko dam noi ro ve nguon goc kinh dich boi vi noi ra het thi kinh dich khoi dau la tu nguoi Viet ta.

    Reply
  6. Hiệp Hoàng 29/11/2015

    thuận theo thiên ý? Thiên ý là gì,thiên ý do Ngọc Hoàng thượng đế núp dưới bàn khi bị Tôn NGộ Không đánh tạo ra ạ? Mà không thể thay đổi. Nếu kh thể thay đổi thì sao nói thuận thiên thì sống nghịch theo thì chết vốn chẳng đã là có biến rồi đó sao. Vạn sự do mình,luân hồi dai dẳng,mình sống theo nhân quả thì gieo dưa sao mà ăn ớt được, còn gieo dưa mà kh đk ăn dưa thì phải hỏi trước khi gieo dưa ở đây thì đã gieo ớt chỉ thiên ở đâu?

    Reply

Ý kiến bạn đọc