Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Trái đất “bịt tai” trước vũ trụ

Công cuộc tìm kiếm trí tuệ ngoài trái đất đang vấp phải trở ngại lớn sau khi Mỹ quyết định tắt hệ thống kính viễn vọng vô tuyến duy nhất được thiết kế đặc biệt để phát hiện những tín hiệu có thể phát đi từ các thế giới xa xôi trong vũ trụ. Lý do hết sức đơn giản: không còn kinh phí hoạt động.

Hệ thống Allen Telescope Array (ATA), được đặt tên theo nhà đồng sáng lập Microsoft là Paul Allen, gồm 42 đĩa ăng-ten với đường kính 6m cùng kết hợp để tạo thành kính viễn vọng vô tuyến lớn trên núi Cascade ở California.

Không chỉ tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái Đất, ATA còn giúp các nhà thiên văn học có cơ hội tăng cường sự hiểu biết về những hiện tượng như: ngôi sao bị nổ tung, hố đen trong vũ trụ và các vật thể vũ trụ kỳ bí – những đối tượng thiên văn mà hiện nay các chuyên gia chỉ dự đoán, chứ hiếm khi hoặc không thể quan sát được.
f

(Ảnh: Science Daily)

Ngoài ra, ATA còn giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về sự tiến hóa của các dãy ngân hà.

Ngày 11/10/2007, tại Hat Creek, California, các nhà khoa học Mỹ đã đưa vào hoạt động bộ phận đầu tiên của mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến này.

Kết cục đáng buồn của ATA đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc tìm kiếm nền văn minh ngoài trái đất, nhất là sau khi kính viễn vọng Kepler của NASA đã phát hiện khoảng 50 hành tinh mới có khả năng tồn tại sự sống trong dải Ngân hà, theo Reuters. Phát hiện này khiến giới khoa học phỏng đoán rằng có ít nhất 500 triệu thế giới có thể có sinh vật xung quanh trái đất.

Những hệ thống kính viễn vọng vô tuyến khác vẫn có khả năng tìm kiếm các tín hiệu ngoài Trái đất lẩn khuất đâu đó trong vũ trụ thăm thẳm, nhưng chỉ có ATA được thiết kế đặc biệt cho mục tiêu này. ATA mất khoảng 1,5 triệu USD để hoạt động, và thêm ít nhất 1 triệu USD nếu thực hiện các mục tiêu của Viện Nghiên cứu các sinh vật thông minh ngoài trái đất.
theo bee

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc