Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Con người và những khả năng siêu nhân (Phần 2)

Khả năng của họ được ví như những kiệt tác của tạo hóa.

>>Con người và những khả năng siêu nhân (Phần 1)

Chứng loạn cảm giác
0504201
Chứng loạn cảm giác đơn giản là như thế này: Khi bạn tưởng tượng liên tục kết hợp các con số hoặc các chữ cái với một màu sắc nhất định, hay bạn nghe một từ nào đó sẽ khiến bạn có ngay cảm giác đặc biệt trên lưỡi của mình
Chứng loạn cảm giác là việc một giác quan bị kích thích dẫn đến sự phản ứng vô thức của một giác quan khác. Chứng bệnh này chủ yếu là do di truyền, loạn cảm giác với chữ cái, số, các biểu tượng và nhất là đối với màu sắc. Người mắc chứng bệnh này cảm nhận những con số đều có tính cách.
Mặc dù loạn cảm giác là một chứng bệnh về thần kinh, nhưng cũng không nên coi đây là một chứng rối loạn bởi vì nó không cản trở hoạt động của con người. Thậm chí những người loạn cảm giác còn cảm nhận về cuộc sống phong phú hơn những người bình thường và không mấy ai phàn nàn chứng bệnh này có tác động tiêu cực lên cuộc sống của họ.
Bộ óc máy tính
050420101
Có một nhóm người cực kì đặc biệt, thực hiện nhẩm các phép toán vô cùng phức tạp, thường là những nhà bác học mắc chứng bệnh tử kỷ. Cũng có rất nhiều người từ rèn luyện để thực hiện các phép siêu toán như nhân nhẩm với các số rất lớn trong nháy mắt (các nhà toán học, nhà văn và ngôn ngữ học), tuy nhiên khả năng bẩm sinh của một bộ óc máy tính thì mới thật đáng quan tâm.
Phần lớn những người có khả năng siêu phàm tính toán này thường mắc bệnh tự kỷ, chậm hiểu, chậm phát triển, hoặc là bị chân thương phần đầu. Các nhà khoa học cho biết, ở những người có bộ óc máy tính lượng máu chảy lên phần não tính toán nhiều gấp 6-7 lần so với người bình thường.
Siêu trí nhớ

Trí nhớ “vô đối” của Stephen Wiltshire
Đó là những người lưu trữ được thông tin hình ảnh, âm thanh hoặc trí nhớ của một người khác cực kỳ chính xác. Chẳng hạn như Akira Haraguchi (người Nhật) là người có khả năng nhớ được 100.000 chữ số thập phân đầu tiên của số Pi, hoặc Stephen Wiltshire (người trong đoạn video trên) là người họa sỹ đã vẽ bức tranh 18 thước về New York bằng trí nhớ của mình sau một chuyến bay trực thăng vòng thành phố trong vòng 20 phút.
Một ví dụ tiêu biểu khác đó là Kim Peek, nhà bác học lỗi lạc của nhân loại. Ông sinh ra với những dị tật bẩm sinh ở não, nhưng lại trở thành siêu bác học thông thạo 15 lĩnh vực khác nhau bao gồm lịch sử, thể thao, vũ trụ, âm nhạc và địa lý… Ông nổi tiếng với trí nhớ siêu phàm của mình. Cho đến nay ông đã đọc khoảng 12 nghìn cuốn sách và nhớ từng chi tiết không sót một chữ nào.
Tế bào bất tử
Cho đến nay mới chỉ có một người duy nhất được xác định là “sở hữu” tế bào bất tử (là tế bào có thể phân chia vô hạn bên ngoài cơ thể người) đó là cô Henrietta Lacks. Năm 1951, người phụ nữ 31 tuổi đã được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư cổ tử cung, và đã chết ngay trong năm đó. Bản thân người bệnh và gia đình không biết rằng một bác sĩ phẫu thuật đã lấy mẫu tế bào từ khối u của Henrietta và chuyển cho Tiến sĩ George Gey.

050420102

Các nhà khoa học đã nhân bản mẫu mô của Henrietta thành dòng tế bào bất tử gọi là tế bào Hela. Những tế bào lấy từ khối u có biến thể hoạt hóa enzym telomerase (telomerase là một cơ chế trong đó tế bào bị lão hóa), và phát triển nhanh một cách bất thường. Tế bào Hela đã được sử dụng để phát triển phương pháp chữa bệnh bại liệt, ung thư, AIDS, hậu quả phóng xạ và các hợp chất độc, cũng như lập bản đồ gen hay rất nhiều những ứng dụng quan trọng khác.
Ngày nay tế bào Hela xuất hiện quá phổ biến trong các phòng thí nghiệm đến mức chúng làm ô nhiễm các mẻ cấy tế bào và khiến một số nghiên cứu sinh học không đạt hiệu quả khi tế bào Hela có mặt. Dẫu sao, Hela vẫn rất có ích cho sự phát triển của các ngành khoa học và của chính con người.
Theo kenh14

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc