Home » Khoa học, Tiêu biểu sideshow » VN có thể nhanh chóng tiếp cận nghiên cứu cây phát sáng
Các nhà khoa học Việt Nam đã có các nghiên cứu liên quan như các nghiên cứu về chế tạo hạt vàng nano cho các ứng dụng trong sinh – y học, cũng như các nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật.

Vừa qua một nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ SuYen-hsun, Trường ĐH Chen Kung, Đài Loan đã có thể chế tạo ra những ngọn đèn có nguồn gốc thực vật. Họ ghép những hạt vàng nano, kích thước không quá 5 nanomet vào lá cây Lệ nhi.

Theo TS Chu Hoàng Hà, Phó giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen, Truởng phòng công nghệ tế bào thực vật thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học Việt Nam, đây là một phát hiện có tính mở đường.

Cây lệ nhi (bacopa caroliniana) phát ra ánh sáng xanh, đủ để đọc sách khi được xử lý bằng vàng nano. Ảnh: Pravda.ru

Tiến sĩ SuYen-hsun đã phát hiện ra tính chất kích thích phát sáng của các hạt vàng nano có cấu trúc đặc biệt (hình nhím biển) và phát triển nên các diode quang sinh học, tương tự như với công nghệ đèn LED mà hiện nay đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Dưới kích thích của nguồn sáng cực tím sẽ kích thích các hạt vàng nano phát ra ánh sáng huỳnh quang xanh tím từ đó kích thích chất diệp lục phát ra ánh sáng đỏ.

Tuy nhiên đây mới chỉ là phát hiện ra cơ chế, để có thể đưa vào ứng dụng thì còn cần phải cải tiến nhiều, đặc biệt là phải tăng cường được cường độ phát sáng.

Cũng theo TS Hà, các nhà khoa học Việt Nam đã có các nghiên cứu liên quan như các nghiên cứu về chế tạo hạt vàng nano cho các ứng dụng trong sinh-y học, cũng như các nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật.

Do đó chúng ta hoàn toàn có thể nhanh chóng tiếp cận với hướng nghiên cứu mới về diode quang sinh học.

Được biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.

Quỳnh Linh

Theo bee


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc