Home » Kinh doanh » Trung Quốc đang chuẩn bị một “món quà” cho kinh tế thế giới
Những gì diễn ra tại Trung Quốc sẽ mang đến bước ngoặt không chỉ cho kinh tế nước này mà cả thế giới.

Trung Quốc đóng vai trò không thể thay thế đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ảnh: Ngọc Diệp - CafeF

Khi nước Mỹ đang chịu chỉ trích về việc đe dọa đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu bằng việc bơm tiền ồ ạt vào thị trường toàn cầu, Trung Quốc đang chuẩn bị món quà riêng cho sự phục hồi của kinh tế thế giới.

Đầu tháng 11/2010, ông Stephen Roach, giám đốc không tham gia điều hành tại Morgan Stanley châu Á, cho rằng quá trình 5 năm tiếp theo sẽ hết sức quan trọng với Trung Quốc.

Chương trình 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc sẽ mang đến bước ngoặt cho kinh tế nước này cũng như thế giới.

Trung Quốc, với dân số khoảng 1,3 tỷ người, đang tiến nhanh trong quá trình đô thị hóa, tiến trình thực hiện tính ở thời điểm cuối năm 2009 ở mức 46,6%. Việc Trung Quốc đẩy nhanh đô thị hóa tiềm ẩn khả năng nhu cầu nội địa tăng mạnh.

Ông Martin Wolf, chuyên gia bình luận nổi tiếng của Financial Times, nhận định: “Sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định hơn, đây cũng chính là điều mà thế giới mong muốn.”

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ trở thành nguồn gốc tăng trưởng nhu cầu thế giới trong từ 20 đến 30 năm tới, Trung Quốc ngày một khẳng định vị thế động lực của nhu cầu và tăng trưởng trên thế giới.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã kinh doanh thành công tại Trung Quốc và vì thế họ chờ đợi nhiều vào thị trường này trong vai trò nền tảng tăng trưởng trong tương lai bởi tăng trưởng của Trung Quốc giúp mang lại khối lợi nhuận khổng lồ. Nhóm công ty khác luôn trông đợi cơ hội tranh được một phần từ “miếng bánh ngọt” Trung Quốc.

Năm 2009, thị trường ô tô Trung Quốc vượt Mỹ và đứng đầu thế giới bất chấp bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trung Quốc đóng vai trò không thể thay thế đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Quý 3/2010, doanh số bán xe BMW tại Trung Quốc tăng 91% trong khi chỉ tăng 9% tại Mỹ.

Hãng quần áo Gap của Mỹ mới đây mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc đại lục. Ông John Ermatinger, chủ tịch của GAP khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết việc tiếp cận vào thị trường Trung Quốc chỉ như một phần trong chiến lược mở rộng toàn cầu

Ông John Ermatinger nhận xét: “Trung Quốc còn con đường dài và tương lai tươi sáng, thế hệ tầng lớp trung lưu tiếp tục phình to và thích dùng hàng hiệu.”

Thang 9/2010, Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc công bố 1 báo cáo. Theo báo cáo, Trung Quốc vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của dòng vốn FDI quốc tế và điều này sẽ tiếp diễn trong 2 năm tới.

7 tháng đầu năm 2010, số lượng công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc tăng hơn 14 nghìn, cao hơn 17,9% so với cùng kỳ.

Theo Ngọc Diệp

cafef


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc