Home » Văn hóa » “Lộ diện” những báu vật vô giá của triều Nguyễn

Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên công bố hàng chục bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, tượng trưng cho vương triều tối thượng như: ngọc tỷ truyền quốc, kim ấn, bảo kiếm…

Hoàng cung vốn bí ẩn với với người đời, bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này hàng trăm năm qua cơ hồ chỉ có mấy người. Chính vì vậy những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã sớm không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.

Bảo vật hoàng cung ngay từ khi được chế tác hay lưu truyền qua các triều đại đều là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của nhà vua, những đồ ngự dụng.

Thật may mắn, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những bảo vật của các triều đại Lê, Nguyễn: Ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc… có số lượng tới hàng trăm chiếc, vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng những giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

Sưu tập bảo vật này nhiều năm qua được lưu giữ cẩn mật tại kho của bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu mà chưa có dịp giới thiệu, trưng bày vì nhiều lý do. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại – Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một trưng bày chuyên đề đặc biệt: “Bảo vật Hoàng cung” giới thiệu một phần nhỏ trong kho tàng bảo vật vô giá nói trên với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế.

Dưới đây là hình ảnh những báu vật vô giá của triều Nguyễn lần đầu được công bố:

Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”

Ấn vàng

Ấn vàng “Hoàng đế tôn thân chi bảo” đúc tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8 (1827). Trọng lượng 8950 Gr.

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” đúc tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8. Trọng lượng 8500 Gr. Kiếm vàng, trọng lượng 1250 Gr.

Kiếm vàng, trọng lượng 1250 Gr. Kiếm vàng

Kiếm vàng “An dân bảo kiếm”, đúc thời Khải Định (1916 – 1925). Trọng lượng 580 Gr. Mũ vàng, trọng lượng 720 Gr.

Mũ vàng, trọng lượng 720 Gr. Mũ vàng, trọng lượng 660 Gr.

Mũ vàng, trọng lượng 660 Gr. Sách vàng, đúc năm Gia Long thứ 5 (1806). Trọng lượng 2100 Gr.

Sách vàng, đúc năm Gia Long thứ 5 (1806). Trọng lượng 2100 Gr. Chén ngọc bịt vàng, trọng lượng 776 Gr.

Chén ngọc bịt vàng, trọng lượng 776 Gr. Đài vàng cẩn ngọc, san hô. Trọng lượng 2150 Gr.

Đài vàng cẩn ngọc, san hô. Trọng lượng 2150 Gr. Chậu vàng, đúc năm Duy Tân thứ 5 (1911). Trọng lượng 1400 Gr

Chậu vàng, đúc năm Duy Tân thứ 5 (1911). Trọng lượng 1400 Gr

(Theo VTC News)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc