Home » Danh nhân, Văn hóa » Câu chuyện thời Trung Quốc cổ đại: Hàn Tín chịu nhục chui háng
Mỗi khi nói đến sự nhẫn nhục, người Trung Quốc lại liên tưởng ngay đến Hàn Tín, vị tướng quân thời Hán. Có điển cố về chuyện Hán Tín chịu nhục chui háng.

Vào triều Hán ở Trung Quốc 2.000 năm trước, Hán Tín là một đại tướng quân nổi tiếng và ông có công rất lớn trong sự thành lập triều đại của Hoàng đế Lưu Bang. Kể từ đó, người Trung Quốc luôn ca ngợi công lao và khả năng nhẫn nhục của ông cho tới tận ngày nay.

Kỹ năng đánh kiếm của Hàn Tín thật đáng kinh ngạc ngay từ khi ông còn rất trẻ. Một lần nọ, khi đang đeo kiếm bên mình như thường lệ thì ông vô tình đối mặt với một nhóm côn đồ. Một trong số chúng hét lên: “Này, ngươi trông thật nhát gan. Tại sao ngươi mang kiếm?”

Hàn Tín không muốn trả lời và chỉ muốn đơn giản bước đi. Điều này khiến đám côn đồ vô lại giận dữ hơn nữa. “Nếu nhà ngươi có gan giết ta thì hãy rút kiếm đâm ta xem nào. Nhưng nếu nhà ngươi nhát gan thì phải chui háng ta!”

Một đám đông tụ tập lại để theo dõi sự việc và họ háo hức chờ đợi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Kẻ vô lại dang rộng hai chân ra. Hán Tín tra kiếm vào bao, quỳ xuống và bò giữa hai chân của kẻ vô lại. Những người đứng xem phá lên cười thích thú khi họ thấy Hàn Tín quá hèn nhát.

Hàn Tín cuối cùng đã trở thành tướng quân hàng đầu dưới triều đại Hán Cao Tổ Lưu Bang. Tính khoan dung và khả năng nhẫn nhục từ thời trẻ của ông sau đó đã được coi như một đức hạnh. Chính những đức tính ấy đã đặt nền móng cho sự thành công của ông sau này.

(Theo Theepochtimes.com)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc