Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Trung Quốc từng dùng mẫu tàu chiến Việt Nam để đối phó phương Tây

Bất lực trước những tàu chiến hiện đại của phương tây, nhà Thanh phải đóng các tàu chiến theo mẫu tàu của Việt Nam để phòng thủ.

Chiến tranh nha phiến lần 1

Năm 1839 Hoàng Đế nhà Thanh là Đạo Quang cấm việc buôn bán thuốc phiện và giao cho Lân Tắc Từ xử lý việc này. Lâm Tắc Từ đã cho tịch thu 20.000 két thuốc phiện (khoảng 1.210 tấn), phong tỏa nghiêm cấm các hoạt động thương mại buôn bán thuốc phiện.

Các thương gia của Anh vì nguồn lợi của mình nên đã tác động đến chính phủ Anh nhằm gây chiến với nhà Thanh. Viện cớ quan lại nhà Thanh tịch thu và đốt 20.000 két thuốc phiện của các thương gia, quân Anh quyết định tấn công nhằm trả đũa.

Tháng 6/1840 quân Anh gồm 41 tàu chiến và 15.000 quân tiến đánh vùng duyên hải miền nam Trung Quốc như Quảng Châu, Hạ Môn; Lấm Tắc Từ đã chỉ huy quân đội phòng thủ và đánh lui các đợt tấn công này.

Chiến tranh nha phiến lần 1. (Tranh từ wikipedia.org)

Chiến tranh nha phiến lần 1. (Tranh từ wikipedia.org)

Quân Anh liền tiến đánh vào Định Hải (thuộc Triết Giang), tập kích Hạ Môn, uy hiếp Thiên Tân và Bắc Kinh.

Tháng 5/1841 quân Anh tấn công Quảng Châu, rồi chiếm Thượng Hải, Bảo Sơn. Nhà Tahnh buộc phải ký điều ước Nam Kinh, bồi thường chiến phí cho Anh – Pháp mỗi nước 8 triệu lạng bạc.

Hoàng Đế nhà Thanh tìm hiểu tàu chiến Việt Nam

Quân Anh sử dụng vũ khí hiện đại của phương Tây khiến quan quân nhà Thanh không biết đối phó thế nào. Lúc này Hoàng Đế Đạo Quang nhận được một bản tấu của một thương nhân Đại Nam (tên nước Việt từ 1839, trước đó có tên là Việt Nam) đang đòi nợ ở Quảng Đông, biểu tấu này cho biết “nước y thuyền súng lợi hại hơn quân Anh; nếu Thiên tử gửi văn thư sang yêu cầu, vua y sẽ sẵn sàng giúp”.

Được tin Hoàng Đế Đạo Quang không rõ thực hư thế nào, qua tìm hiểu các tài liệu thời đó phát hiện rằng thủy quân Việt Nam 2 lần đánh bại và đốt cháy các tàu chiến quân Anh, thì lập tức gửi chỉ dụ cho Tổng đốc Quảng Đông là Kỳ Cống điều tra xem thực lực Việt Nam thế nào. Chỉ dụ như sau:

“Ngày 18 tháng 8 năm Đạo Quang thứ 21 (tức năm 1841) phụng nhận chỉ dụ của Thiên tử rằng:

Trẫm nghe tin lúc Di Anh Cát Lợi tại Quảng Đông quấy nhiễu; bấy giờ một dân buôn Việt Nam có lời rằng Di Anh làm loạn thiên thường, mang binh xâm phạm; lại nói nước y giỏi chế thuyền pháo, công việc hoàn thành mau, các loại hoả khí tinh xảo hơn Anh Cát Lợi chế, nếu có hịch văn ban cho, nước này sẽ thuận tình ra sức.

Di phản nghịch gần đây mấy lần hoành hành quấy phá, tất phải tìm cách trừng phạt mạnh; Việt Nam có hay không là nước làm cho bọn nghịch này sợ hãi; thuyền pháo hoả khí có khả năng chế ngự vận mệnh của Di Anh hay không? Lời nói rằng ra sức cung thuận phải chăng thốt ra từ lòng chí thành, hay có mưu đồ gì khác? Nay ra lệnh cho Kỳ Cống, Lương Chương Cự  điều tra mật, do thám một cách đích xác. Lại sau khi tiếp nhận dụ, hãy thông tri mật cho Tuần phủ Quảng Tây, Chu Chi Kỳ, cùng thám thính điều tra, rồi cứ sự thực tâu đầy đủ. Sự việc trọng đại, không được hàm hồ; lại cẩn thận đừng để tiết lậu, đó là điều hết sức quan trọng. Nay ban mật dụ để hay biết.”

Nhận được chỉ dụ của Hoàng Đế, Tổng đốc Quảng Đông là Kỳ Cống điều tra sự việc và báo lên Hoàng Đế với đại ý như sau: Mấy năm trước mấy chủ thuyền ở Quảng Đông bị sóng to gió lớn khiến thuyền trôi dạt ở Việt Nam, hàng hóa bị chìm hết, phải mượn tiền của một người Việt là Nguyễn Đắc Hồng để mua hàng. Nay Nguyễn Đắc Hồng đến Quảng Đông đòi lại số tiền này.

Nguyễn Đắc Hồng đến Nha môn Quảng Đông viết khẩn trình xin Nha môn giúp đòi lại tiền. Trong lúc ở Nha môn, Nguyễn Đắc Hồng biết chuyện quân Anh ỷ có vũ khí lợi hại khiến quan quân nhà Thanh không thể làm gì, liền viết một văn thư gửi lên Triều đình nói rằng Việt Nam chế tạo được những tàu chiến tốt, nếu Hoàng Đế gửi thư nhờ Vua nước mình thì có thể được giúp, chỉ 400 lạng vàng có thể có một tàu chiến.   

Trong văn bản gửi Hoàng Đế, Kỳ Cống cũng nói rằng vào năm 1808 thủy quân Việt Nam từng đánh bại các tàu chiến của Anh. Tuy nhiên từ đó đến nay đã hơn 30 năm, các tàu chiến của Anh đã mạnh hơn, lại không có tái giao chiến nên không rõ quân Anh có sợ hãi Việt Nam hay không.

Còn về việc tàu pháo của Việt Nam lợi hại đến đâu, thì do Quảng Đông ở xa Việt Nam nên chưa biết rõ, nên xin được do thám thêm để biết chi tiết.

Biểu tấu này từ cuốn “Hải quốc đồ chí” quyển 7 của tác giả Ngụy Nguyên, nguyên bản tiếng Trung như sau:

[道光二十一年八月十八日,奉上諭,朕聞英吉利逆夷在粵滋擾,有越南國貿易人,聲言英夷悖亂天常,稱兵犯順,並雲彼國善製船炮,工且迅速,各項火器精於英吉利所為,若有文檄與之,彼國自能效順等語。逆夷近日疊肆猖獗,必應設法大加懲創,越南是否素為該逆所最畏,船炮火器,是否能製英夷之命,其願為效順之語,果否出於至誠,抑係別有所圖。著祁貢梁章钜確探密查,並於接奏後密行知廣西巡撫周之琦一體查探,據實具奏。事關重大,毋稍含混,亦慎勿泄漏,是為至要。將此密諭知之。臣等遵查此事,先於本年四月間有越南國人阮得烘,在臣祁貢衙門呈控新會縣船行梁潘輝等,於數年前,失風漂至越南,打沈船貨,向伊借銀買帶貨物,今來粵追討未償。呈懇追還等語,隨飭縣傳訊,梁潘輝等供認,欠銀屬實,即行措交。阮得烘在省守候追欠之時,復在臬司衙門呈遞一紙,內稱伊在粵見英夷如此猖獗,不過恃船堅炮利,本處戰船力不能敵。該國所造之船,頗為堅厚,皆係甘露鬼子駕駛。如中國給該國王文書,當可代造,不過四百金即造一隻。並稱該國與英夷近無嫌隙,事宜機密等語。臣等隨訪查越南雖素產木植,若造一堅厚大船,亦非數百金所能辦,即造成該船式樣,本地無人駕駛。前督臣林則徐仿照越南製成軋船四隻,內港外洋均不可用,是其明征。又查阮得烘不時外出貿易,本年隻身來粵,並不常住越南,恐非安分之徒,揆其情詞,不過冀懇速為追欠,似無別意。其所稱該國可代造船隻之語,該國王並不知曉。臣等以事關外夷,未敢冒昧,俟再訪查辦理,旋據新會縣稟報,欠項全數交清給領,即飭令阮得烘回國。茲奉諭旨飭查,當即一面飛行廣西撫臣周之琦,一體確實查探,臣等一面密為商核。查越南之於天朝,久稱恭順,聞昔曾戰敗英夷之師,至今兩不侵犯,此特見之前人說部,係嘉慶十三年之事,迄今已閱三十餘年。英夷日見強肆,且與越南未再交兵,故未聞有英夷畏懼越南之語。至其船炮之堅利與否,廣東距越南較遠,一時難得確據。容臣等再為探訪,該國船炮火器果否精於英夷所為,該國王有無至誠效順之意,逐一設法確探密查,並俟廣西撫臣就近查訪實情,是否可行,移知到日,另行具奏。]

Thủy quân nhà Nguyễn. (Tranh từ nghiencuulichsu.com)

Thủy quân nhà Nguyễn. (Tranh từ nghiencuulichsu.com)

Quan lại nhà Thanh cử người đi do thám Việt Nam, trong đó một người là Chu Ngạn Tài vào Việt Nam buôn bán dò la tinh hình cho biết: Việt Nam nghe tin quân Anh gây sự với nhà Thanh nên cũng đóng thêm 7,8 thuyền chiến. Mỗi thuyền có 3 cột buồm, hơn 40 mái chèo, dùng gỗ dài ván thẳng, thân thuyền làm bằng gỗ cứng, rất chắc chắn, nhưng kém linh động. Nước này có ít pháo đồng, pháo sắt cũng không nhiều.

Khi các tàu buôn nước ngoài đến đây, hai bên thương nghị cửa khẩu, rồi súng và pháo các tàu nước ngoài đều để lại trên bờ để quan quân giữ giúp, đợi lúc thuyền quay ra thì trả lại. Xem ra từ trước đến nay chỉ có Việt Nam sợ các nước đến gây chuyện, chứ chưa hề nghe nói các nước đến đây phải sợ Việt Nam.

Một người từng là cướp biển nay đã quy thuận Triều đình được cử sang Việt Nam thám thính đã báo rằng: Ở Việt Nam có các chiến thuyền như Kim Giải, Ngân Giải tuy chắc bền nhưng nhanh nhẹn.

Đường sông thì có thuyền Nha Xoa nổi tiếng, dài hơn 10 trượng, rộng 2 trượng, 100 mái chèo, nhanh chậm tùy theo gió, từng bị tàu cướp biển Trung Hoa đánh đắm mấy chiếc, xem ra không thể đối đầu với quân Anh.

Qua đó các quan nhà Thanh đều tâu về Triều đình rằng các tàu chiến của Việt Nam không đủ sức đương đầu với quân Anh.

Các bản tấu này đều có trong cuốn “Hải quốc đồ chí” quyển 7 của tác giả Ngụy Nguyên, nguyên bản tiếng Trung như sau:

[十月十五日承準軍機大臣字寄,奉上諭,祁貢等馳奏遵查越南國人阮得烘在粵守候追欠,曾於臬司衙門呈稱英夷猖獗,專恃船堅炮利,該國所造之船頗為堅厚,如中國給該國王文書,即可代造,揆其情詞,不過冀懇追欠。現在欠項全清,已經飭令回國。至該國之船炮果否堅利,尚須查探等語,廣東距越南較遠,一時難得確據,自係實在情形。著祁貢梁章钜確加查訪,該國船炮火器是否精於英逆所為,該國王有無至誠效順之意,逐一設法探詢確實,即行奏聞,欽此。臣等以此事所關重大,必須查探明確,不敢稍有虛飾,因思現在欽州知州黃定宜,籍隸廣西龍州,其在籍時應有所聞。而欽州地方,又與越南接壤,就近查訪亦易得實,當即據越南夷人阮得烘前在省城所稟之言,一面嚴密飭行該州詳加訪察,一面會同隨時密訪,有常往越南貿易之順德縣民人周彥才,及瓊山縣民人陳姓,現在省城,詳加詢問。據周彥才口稱,本年八月伊甫自越南起身回家,越南現因英夷滋事,亦隨時警備,約造有戰船七八隻,每船三桅,四十餘槳,船用長木直板,船身則以硬木為之,厚五六寸,或七八寸不等,又另有仿造英吉利之屬國新洲貨船約十餘號,亦用硬木製造,皆堅重有餘,而靈動不足。該國銅炮頗少,鐵炮亦不甚大,又該國寓兵於農,其打仗多以象力取勝。但能陸戰而不善水戰。該國由都城出港三十餘里,始為大海,各外國貨船如至該國,議明入港後,該國先將各國船中炮械搬至岸上,代為看守,俟出港時送還。看來越南向恐各國在其本國滋事,並未聞英逆有畏懼越南之說。訪之陳姓所言,亦大略相同。又訪聞現募鄉勇中有炮手林九,其人從前曾被張保招去,後經改過投回,復為良民,曾幫張保與越南打仗,必知底細,隨令管帶鄉勇之可靠紳士密向查詢。據稱越南戰船有金蟹銀蟹之名,如天津來粵貨船式樣,堅牢而不能快駛,其內河船有名牙釵者,長十餘丈,闊二丈,槳百枝亦看風勢為遲速。曾被張保打沉數隻,看來難與英夷對敵等語。又據欽州知州黃定宜稟稱,本籍龍州地方,與現任之欽州,均與越南之東北境毗連。惟距該國王駐紮之富春地方,尚有二千餘里,其海防船隻製作未能深悉。就平日傳聞該國向製巡洋大師船二隻,悉令附近居民合力探取堅巨大木,輸納成造以銅包底,故俗呼為銅皮船,約可載二百餘人至三百人不等。此項船隻,料件雖堅,滯笨不靈,此外復有巡洋小兵船,多用藤篾穿紥而成,俗名藤船,止可坐二三十人或四五十人。其船行駛較便,第遭風撞礁,即行破散,前此該國王令夷官修造巡船,大者幾及數月,小者亦幾一月始竣,是木料雖多,而工匠未見迅速。且查道光二十年間,該國夷目阮廷豪等兵船,在崖州洋面遭風沉船,遞至欽州,轉送回國有撈獲銅炮三位,一重八十餘斤,一五十餘斤,一止三十餘斤。式樣與內地過山鳥槍相似,又聞越南現聞英夷滋事,亦慮擾其邊地,修備防守,該國自去冬添造戰船,至今尚未畢工。時時托人探聽英逆消息等語,又檢閱檔案。道光十二三年間,該國奸民陳加海糾結內地遊匪楊就富等,在夷洋狗頭山嘯聚劫掠,曾經該國以兵力不足,請內地舟師前往幫捕,始能殲厥渠魁,可見該國巡船並不得力。臣等查廣東省雖距越南稍遠,然該國情形節次訪查,大略相同,伏思該國世受天恩,素稱恭順,現在國王阮福旋新受敕封,尤當感恩圖報。如果該國船堅炮利,兵力精強,斷無不竭誠報效之理,而該國王並未表文陳請,亦未呈懇督撫據情奏,其為力不從心,未能與英夷為難已可想見。除由廣西撫臣周之琦就近查訪確實另奏外,所有臣等會同密訪緣由,理合先行具奏]

Thủy quân Việt Nam 2 lần đánh bại và đốt cháy tàu chiến quân Anh nhờ giao chiến trên sông

Tuy nhiên tiến sĩ Ngụy Nguyên, bạn của Tổng đốc Lâm Tắc Từ, tác giả bộ sách nổi tiếng là “Hải Quốc Đồ Chí” 100 quyển lại phê bình những những biểu tấu gửi Hoàng Đế Đạo Quang về thủy quân Việt Nam, những lời này ông đều ghi trong cuốn “Hải Quốc Đồ Chí” quyển 7 của mình.

“ Việt Nam 2 lần đánh bại Di Anh đều dụ thuyền chúng thâm nhập vào trong sông, rồi dùng thuyền nhỏ vây, đánh thắng. Loát thuyền Việt Nam phá địch, được ghi tại mục Tứ di môn trong Hoàng Thanh Thông Khảo, chứ không phải chỉ là chuyện tiểu thuyết. Lại thấy việc này trong Tứ Châu Chí ghi những điều Di Anh soạn; đó là công luận trong lòng địch, tức có sự thực, không phải là lời khoa trương truyền thuyết. Bảo rằng Việt Nam không có sở trường trên đại dương, nhưng có sở trường trong sông thì đúng; còn bảo Việt Nam sở trường đánh trên bộ mà không sở trường thuỷ chiến thì không đúng.”

Bản tiếng Trung: [按:越南兩次擊敗英夷,皆誘其深入內河,而後以小船環攻勝之,非以馳逐大洋角勝也。越南軋船破敵見於《皇清通考》,四夷門並非說部,又見於英夷所撰之《四洲志》。則敵國公論,必得其實,非誇張傳說之詞。謂越南不長於大洋而長於內河,則可謂越南長於陸戰而不長水不可]

Chiến thuyền nhà Nguyễn cuối TK 19 ở Cảng Hải Phòng. (Tranh từ nghiencuulich.com)

Chiến thuyền nhà Nguyễn cuối TK 19 ở Cảng Hải Phòng. (Tranh từ nghiencuulich.com)

Ngụy Nguyên cũng nhắc lại chuyện thủy quân Việt Nam từng đánh bại và đốt cháy 7 tàu chiến của Anh, từ đó cho rằng: “Chống giữ ngoài biển không bằng giữ tại cửa biển, giữ tại cửa biển không bằng giữ trong sông.”

Ông cho rằng 2 lần Việt Nam đánh bại quân Anh đều ở trên sông, chứng tỏ trên sông là sở trường của thuyền chèo. Bằng chứng là các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến ít bị thiệt hại vì các tỉnh này quen đánh trên sông nên quân Anh kiêng dè, trong khi các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô thì bị thiệt hại nặng.

Dùng mẫu thuyền chiến của Việt Nam để chống lại quân Anh

Sau chiến tranh nha phiến lần thứ nhất bị thất bại, Tổng đốc Lâm Tắc Từ bị cách chức, tháng 5/1841 ông lại được giao trọng trách phòng thủ phía đông tỉnh Chiết Giang. Lâm Tắc Từ rất quan tâm đến các loại tàu chiến, cuối cùng ông đã chọn ra 8 loại mẫu tàu, trong đó có 4 mẫu tàu của Anh và Mỹ, 4 mẫu tàu của Việt Nam.

Bức họa của Lâm Tắc Từ năm 1843. (Tranh từ wikipedia.org)

Bức họa của Lâm Tắc Từ năm 1843. (Tranh từ wikipedia.org)

Qua nghiên cứu Lâm Tắc Từ cùng Tri huyện Dư Diêu của tỉnh Chiết Giang nhận thấy các thuyền chiến Việt Nam dài, ngắn, lớn, nhỏ khác nhau nên có thể tùy theo địa hình mà bố trí rất tiện lợi. Nên đã đê nghị chế tạo 4 loại thuyền chiến này để phòng giữ tại các cửa sông của Trung Quốc.

Lâm Tắc Từ ghi chép lại rằng: “Phân bố những thuyền này tại Hỗ Môn Quảng Đông, Hạ Môn Phúc Kiến; Sạ Phố, Trấn Hải tại Chiết Giang; Thượng Hải Giang Tô, Thiên Tân tại Trực Lệ. Tuỳ theo nơi Di Anh đến, các thuyền dài, ngắn, lớn, bé cùng bảo vệ; chỉ đánh tại cửa biển hoặc gần bờ; như vậy thì chúng làm sao có thể hoành hành, liều lĩnh xâm nhập nội địa”.

Từ đó Lấm Tắc Từ đã cho đóng các loại thuyền chiến theo mẫu của Việt Nam, đặt ở con sông cửa biển ngăn các tàu Tây dương quấy nhiễu.

Dựa theo bài viết của tác giả Hồ Bạch Thảo đăng trên nghiencuulichsu.com

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc