Home » Cổ truyền, Văn hóa » Quan Ngự y đã chịu thua, nhưng bệnh nhà Vua vẫn được chữa khỏi sau một giấc mộng

Là người duy hộ Phật Pháp, vua Trần Minh Tông đã được chữa khỏi bệnh mà các quan ngự y dù đã cố gắng nhưng hoàn toàn bất lực.

Trần Minh Tông

Vua Trần Minh Tông. (Ảnh internet)

Vua Trần Minh Tông sinh năm 1300,  là con thứ 4 của vua Trần Anh Tông và hoàng phi Huy Tư (con gái của Trần Bình Trọng).

Thời vua Trần Minh Tông vẫn duy trì được thời kỳ hưng thịnh cả về kinh tế và xã hội của các đời vua Trần trước đó. Nhà Vua trọng dụng những nhân tài Nho Gia thời đó như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài, Phạm Sư Mạnh.

Đặc biệt vua Trần Minh Tông rất mộ đạo (vốn là truyền thống nhà Trần kể từ vua Trần Thái Tông), nhà Vua cho cho dựng tượng Phật, xây dựng các điện Phật, Giác Kinh. Ông chăm chỉ nghiên cứu Phật Pháp, thường xuyên liên hệ với các Thiền sư, dùng Phật Pháp giáo hóa dân chúng, giúp đạo đức tinh thần người dân thăng hoa, xã hội ổn định

Tương truyền một lần nhà Vua bị đau mắt, các Ngự y dùng mọi cách vẫn không sao chữa khỏi được. Một hôm nhà Vua ngủ mơ thấy có vị cao tăng đến xưng là Ông Mộng muốn được chữa mắt cho Vua. Khi nhà Vua thức dậy thì thấy mắt của mình đã được chữa khỏi.

Câu chuyện này được nhiều thư tịch ghi chép lại. Sách “Hải Dương phong vật chí ” có ghi chép rằng: “Chùa Quang Khánh ở xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành có một vị sư gọi là Ông Mộng, tu luyện đắc đạo, pháp thuật tinh thông.

Vua Trần Minh Tông bị khổ về chứng đau mắt, nằm mộng thấy có một nhà sư đến chữa, tự xưng là Ông Mộng. Khi tỉnh dậy, không cần dùng đến thuốc mà mắt tự khỏi, bèn sai người đi tìm hỏi khắp nơi, đến chùa tìm được nhà sư, sắc phong làm Từ Giác Quốc sư”.

Sách “Hải Dương phong vật khúc” tóm lược câu chuyện này bằng bài thơ sau:

Nọ Ông Mộng già lam tu luyện,

Vì Minh Tông ứng hiện lai y.

Trần triều phong sắc Quốc sư,

Thuở triều Hồng Đức đôi thơ biển vàng.

Trong câu thơ cuối có nhắc đến “triều Hồng Đức” của vua Lê Thánh Tông. Câu chuyện vào thời nhà Trần, tại sai lại ó nhà Lê sau đó một thế kỷ?

Một bài thơ của vua Trần Minh Tông trong đền Trần ở Nam Định. Ảnh Wikipedia

Một bài thơ của vua Trần Minh Tông trong đền Trần ở Nam Định. Ảnh Wikipedia

Sách “Đồng Khánh dư địa chí” có mô tả chùa Đồng Khánh ở xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương ngày nay) do Thiền sư Huệ Nhẫn khởi dựng từ thời nhà Trần. Ông Mộng chính là tên thường gọi của Thiền sư Huệ Nhẫn.

Khi vua Lê Thánh Tông ghé vào Chùa đã làm hai bài thơ rồi sai người đem khắc vào biển sơn son thiếp vàng đem treo trước cửa tiền đường của chùa, vì thế mà có câu “Thuở triều Hồng Đức đôi thơ biển vàng”.

Hiện nay tại chùa Quang Khánh vẫn còn tấm bia đá lưu lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông với tựa đề “Ngự đề Quang Khánh tự ”.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc