Theo các chứng tích cùng ghi nhận lịch sử thì vùng đất phía bắc của người Bách Việt lên đến tận phía nam sông Dương Tử (hay Trường Giang) khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay).
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Từ đấy phía bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quan, phía nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 trước công nguyên đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía bắc tới Động Đình Hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía tây giáp với Ba Thục, phía đông giáp với biển Nam Hải.
Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông v.v…
Bản đồ nước Việt xưa kia
Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Thi tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Trong khi đó sau này dù đã có mở mang bờ cõi về phía nam, nhưng do mất phần đất phía bắc, diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), tức chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.
Khi vua Kinh Dương Vương Mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.
Nước Âu Lạc của vua An Dương Vương mất vào tay phương bắc năm 208 trước công nguyên, nhưng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 sau công nguyên giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang, đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.
Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979 giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (Đây là tỉnh thủ phủ phía nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Giáo sư Trần Đại Sỹ có chuyến ghé Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho ông biết: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở Du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà, nhưng họ không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy hết các câu đối này, nhưng đến nay vẫn còn 3 câu đối. Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía nam sông Dương Tử), phía tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Trải qua ngàn năm bắc thuộc, người Việt bị đô hộ dồn dân xuống phía nam để tránh sự cai trị hà khắc. Khiến khu vực phía bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938 Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của mình.
Tuy nhiên một dải đất lớn phía bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.
Trần Hưng
Theo trithucvn.net
Rat vui va phan khoi. Tiep tuc to diem non song dat Viet. Luon luon nuoi duong y chi lay lai son ha, song nui dat nuoc Viet, se 10 lan to rong hon. Ngay bay gio co gang khong de bon Tau cong, bon Han tac nham hiem pha hoai moi truong, dau doc thuc pham dan toc Viet. Co gang bai tru tan goc tham nhung.
Ngay bay gio co gang khong de bon Tau cong, bon Han tac nham hiem pha hoai moi truong, dau doc thuc pham dan toc Viet. Co gang bai tru tan goc tham nhung.
Muốn lấy lại bờ cõi, trước hết tiêu diệt giặc nội xâm( cộng sản ) rồi mới tiêu diệt giặc ngoại xâm…còn không trong tương lai chúng bán vn cho tàu cộng luôn.
Mơ à
Đòi lại lãnh thổ thôi. Tiêu diệt hết bon tàu khựa hôi thối. Há há há
Những điều chưa bao giờ biết về lịch sử Việt nam!
Nhìn bản đồ này và đọc qua bài viết tôi lại hiểu theo ý khác, nước việt ta đã tự tách ra khỏi Lĩnh Nam. Không thể nói là ngừoi Hoa chiếm đất và đẩy ta xuống phía nam đựoc, nếu như khu vực Tây Nguyên của Việt Nam mà tự tách ra khỏi nứoc ta và thành lập nhà nứoc khác như Đông Timo Inđonexia, thì ta gọi Tây Nguyên là phản loạn. Vậy trong trừong hợp này Giao Chỉ tách ra khỏi Lĩnh Nam sao lại nói là ngưoi Hoa đuổi ngừoi Việt xuống phía Nam để cướp lãnh thổ là sao. Nhiều cách nói quá có khi nào ta đã tham lam quá không tác giả. Ngừoi Hoa họ nói Việt Nam li khai thành lập nhà nứoc riêng phản động thì sao nào? Lại tranh luận thôi ạ và còn nhiều việc để đàm đạo. Tôi biết tôi là ng VN tôi yêu VN
Mặt l này
Không biết có khảo sát nào về sự phá hủy có chọn lọc các di tích của các dân tộc khác không phải Hoa hạ (bách Việt, Mãn châu…) trong thời kỳ cách mạng văn hóa không nhỉ?
người mình dịch mấy địa danh Trung Quốc sang tiếng Việt chán quá. Không hiểu địa danh Bồ Lăng thuộc tỉnh Tứ Xuyên kia là chỗ nào, không tìm ra nổi luôn
Chiếm dc đất của nước khác=> Có bản lĩnh, mạnh mẽ, dũng cảm, thiện chiến.
Bị nước khác chiếm đất => Nhân văn, hoa hiếu, yêu hoa binh. Nhưng cứ bị dân phía Nam xâm lược.
Lý lẽ của dân việt. Ma thật ra, NN Xích Quỷ chỉ có trong truyên thuyết của dân VN. Chứ có ai chứng minh nó có tôn tại, Bách Việt tách ra tư Xích quỷ đúng la có. Nhưng bách Việt la bao gôm 100 tộc Việt, giữa các tộc cũng chưa ai chứng minh dc la có quan hệ họ hang vs nhau hay không ? Nên đưng ai nhận vơ nữa.
Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ =)))
Bổ sung thêm nhà Tần phương bắc chiếm lãnh thổ Xích Quỷ (~210TCN). Sau khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà lập đánh chiếm Lạc Việt của Thục Phán, lập lên nhà Triệu ở phía nam sông Dương Tử (~205TCN), cùng thời điểm với Lưu Bang lập lên nhà Hán ở phía bắc sông Dương Tử (~206TCN). Lúc đó Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt và sống vẫn theo phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc, tới sau này mới bị nhà Hán đô hộ (~179TCN)
*Triệu Đà là vua nước Việt nhưng sau này lịch sử bị Trung Cộng sửa đổi lập lờ đi làm cho người khác hiểu sai sự thật về vấn đề lãnh thổ ngày xưa. Dân tộc mình không hề bị đồng hóa, người Hán mới là người ăn cắp và sử dụng Văn Hóa của người Việt mình còn để lại,…
Bổ sung thêm nhà Tần phương bắc chiếm lãnh thổ xuống (~210TCN), dân tộc mình chỉ còn giữ được một phần lãnh thổ nhỏ. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà lập lên nhà Triệu ở phía nam sông Dương Tử (~205TCN), cùng thời điểm với Lưu Bang lập lên nhà Hán ở phía bắc sông Dương Tử (~206TCN). Lúc đó Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt.
Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc nhưng vẫn sống vẫn theo phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc. tới sau này mới bị nhà Hán đô hộ
*Triệu Đà là vua nước Việt nhưng sau này lịch sử bị Trung Cộng sửa đổi lập lờ đi làm cho người khác hiểu sai sự thật về vấn đề lãnh thổ ngày xưa. Dân tộc mình không hề bị đồng hóa, người Hán mới là người ăn cắp và sử dụng Văn Hóa của người Việt mình còn để lại,…