Home » Xã hội » Điều gì có thể giúp xóa bỏ nạn phong bì ở bệnh viện
Ngành y tế có quy định cấm đưa và nhận phong bì, nhưng thực tế diễn ra thế nào và liệu có ngặn chặn được vấn nạn phong bì trong khám chữa bệnh hay không?
Bệnh nhân xếp hàng chờ khám. Ảnh nld.com.vn

Bệnh nhân xếp hàng chờ khám. Ảnh nld.com.vn

Những ngày qua dư luận xôn xao khi một đoạn video trên facebook Hoàng Diệu ghi lại hình ảnh một nữ bác sỹ nhận phong bì từ người nhà bệnh nhân rồi chia lại cho các đồng nghiệp, sự việc được xác nhận diễn ra tại Cơ sở 3 của Bệnh viện K ở Tân Triều, Hà Nội.

https://www.youtube.com/watch?v=61GQ-Othvys

Trong đoạn video này chiếu lại cảnh nữ bác sỹ cầm một xấp phong bì đối thoại với bệnh nhân: “Cái này của ai đấy”, “tôi chỉ cầm cho phẫu thuật viên thôi, còn gây mê anh cầm lên kia”, người nhà bệnh nhân hỏi thêm “hồi sức thì em gửi thế nào”.

Qua video có thể thấy người nhà bệnh nhân phải đưa nhiều phong bì đến tất cả những người liên quan khám chữa bệnh: Phẫu thuật, gây mê, hồi sức. Việc nhận công khai như thế cũng cho thấy đây là việc làm bình thường tại bệnh viện này.

Ngay sau khi video này được đưa lên mạng xã hội facebook, cộng đồng mạng có nhiều bình luận vụ việc và chia sẻ nhiều trên mạng. Bộ Y Tế đã yêu cầu Bệnh viện K điều tra vụ việc và báo cáo lại cho Bộ.

Bệnh viện K đã xác nhận được người nhận phong bì là nữ bác sỹ thuộc khoa Nội Vú, bệnh viện đã tạm đình chỉ công việc và yêu cầu bác sỹ này làm bản tường trình.

Đồng thời Bệnh viện K đã đề nghị phía công an xác minh nội dung video đang truyền tải, sau khi có kết luận xác minh của công an sẽ họp để xem xét hình thức kỷ luật đối với bác sỹ rồi báo cáo lên Bộ Y Tế.

Thực trạng về nạn nhận phong bì tại các bệnh viện

Thực tế chỉ có một số rất ít bệnh viện ở TP lớn như Sài Gòn có chất lượng dịch vụ rất cao nói không với phong bì, nhưng chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện này cũng rất cao nên nhiều người không đủ điều kiện khám chữa bệnh tại bệnh viện này. Còn lại rất nhiều các bệnh viện khác việc nhận phong bì đã thành bình thường.

Đặc biệt tại nhiều bệnh viện công việc đưa phong bì là thành việc tất nhiên, Bộ Y Tế cũng thừa nhận vấn nạn phong bì như căn bệnh nan y rất khó chữa.

Nhiều người nhà bệnh nhân thấy bác sỹ nói chuyện thờ ơ, thiếu thân thiện hay cảm thấy có gì không minh bạch là cảm thấy không yên tâm, nên chỉ khi đưa tiền rồi thì mới cảm thấy yên tâm hơn.

Mặt khác ngoài xã hội hiện nay vấn nạn phong bì, hối lộ lan khắp các ngõ ngách, làm gì cũng phải có tiền mới xong việc, quan hệ xã hội trở thành quan hệ tiền bạc, ông giúp đỡ tôi thì tôi giúp đỡ ông, ông đưa tiền cho tôi thì tôi giúp đỡ ông, vì thế mà nhiều người cảm thấy không đưa tiền thì không an tâm

Vì thế không chỉ tại nhều bệnh viện mà nhiều nơi khác việc đưa phong bình trở thành bình thường, thành “luật bất thành văn”.

Một đất nước khác có chế độ giống như nước ta là Trung Quốc, vấn nạn phong bì tại bệnh viện cũng tương tự

Phong bì đỏ ở Trung Quốc

Người Trung Quốc vốn thích màu đỏ, nên các phong bì ở đây thường có màu đỏ. Thu nhập chính của bác sỹ không phải là lương, mà là phong bì đỏ, việc đưa phong bì đỏ là việc bình thường đến mức thành tất nhiên.

Lương trung bình một lao động thành thị ở Trung Quốc là 500 nhân dân tệ/tháng (1,7 triệu đồng); lương một bác sỹ từ 1.000 đến 2.000 nhân dân tệ/tháng (3 đến 7 triệu đồng);

Nhưng riêng tiền nhận phong bì đỏ là 7.000 đến 10.000 nhân dân tệ/tháng (23 đến 36 triệu đồng). Ở Trung Quốc nhiều người đều biết rằng thu nhập một bác sỹ 80% là từ phong bì đỏ, và giống như Việt Nam, việc xóa bỏ nạn phong bì ở Trung Quốc không có hiệu quả.

Tuy nhiên không hẳn khi nào cũng như vậy, ở Trung Quốc có câu chuyên về bác sỹ là một học viên Pháp Luân Công (một môn khí công cổ truyền) thường không nhận phong bì đỏ. Có lần bác sỹ này phải thực hiện một ca mổ phức tạp, người nhà bệnh nhân lo lắng đưa phong bì đỏ cho bác sỹ, người bác sỹ nhận phong bì rồi tiến hành mổ cho bệnh nhân, may mắn thay ca mổ thành công và bệnh nhân dần dần hồi phục. Lúc này bác sỹ thông báo cho người nhà bệnh nhân tin vui đồng thời đưa phong bì đỏ trả lại.

Người nhà bệnh nhân hết sức ngạc nhiên, vị bác sỹ này từ tốn nói rằng: Tôi là học viên Pháp Luân Công luôn sống theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn nên không bao giờ nhận phong bì của bệnh nhân. Lần trước tôi nhận phong bì này vì biết rằng nếu không nhận thì mọi người sẽ hết sức lo lắng, nay bệnh nhân đang hồi phục không phải lo lắng gì nữa tôi xin gửi trả lại phong bì này.

Khi bệnh nhân xuất viện, trở lại quê nhà, mọi người đều kể lại câu chuyện về vị bác sỹ trên.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc