Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Người có trí tuệ nói chuyện như thế nào?
Người thường xuyên nói nhiều liệu có phải là người học rộng và hiểu biết nhiều? Hãy cùng xem câu chuyện giữa hai thầy trò Mặc Tử để hiểu, trong cuộc sống, trong các mối quan hệ nên nói ở mức độ như thế nào để không khiến người nghe muốn tránh xa!
Ảnh minh họa từ internet

Ảnh minh họa từ internet

Mặc Tử là nhà tư tưởng nhà chính trị gia thời Xuân Thu Chiến Quốc. Một lần, học sinh của ông là Tử Cầm hỏi ông: “Thưa thầy cho con hỏi, nói nhiều tốt hơn hay là nói ít tốt hơn?”

Mặc Tử trầm ngâm một lát rồi trả lời: “Lời nói quá nhiều thì có gì là tốt đâu? Ví như ếch xanh ở trong hồ nước, cả ngày lẫn đêm đều kêu gọi không ngừng khiến cho chính lưỡi và miệng của nó đều bị khô mà lại còn không có ai để ý đến và yêu thích nó. Nhưng con gà trống trong chuồng gà thì khác, trời hửng sáng gáy gọi hai, ba tiếng thì mọi người liền thức dậy, còn cảm ơn nó. Bởi vì tiếng gọi của nó là thích hợp hữu ích. Cho nên, nói chuyện thì nên học theo gà trống, đừng nên học theo ếch xanh. “

Trong cuộc sống chúng ta thường thấy, nếu như con cái phạm một sai lầm nào đó, cha mẹ sẽ chỉ trích, trách mắng. Lúc ban đầu, con cái còn cảm thấy mình có lỗi, đúng là không nên làm những sự việc sai trái như vậy, còn cảm thấy áy náy và hổ thẹn. Nhưng một khi cha mẹ trách mắng không dứt lời thì con cái sẽ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, cuối cùng còn thể hiện thái độ và hành vi đối địch lại với cha mẹ. Cha mẹ càng là nói theo hướng đông thì con cái lại càng là đi sang hướng tây. [ads1]

Hay trong đơn vị công tác, khi cấp trên báo cáo, khởi đầu nhân viên sẽ hứng thú và tập trung nghe. Nhưng nếu như cấp trên cứ lật ngược lại vấn đề đó vài lần thì sẽ khiến nhân viên bắt đầu phân tán, phát sinh phản cảm. Hơn nữa, trong lòng nhân viên, sự cảm kích đối với cấp trên đã bắt đầu hạ thấp xuống và cuối cùng có thể còn chán ghét, xem thường vị này.

Đây là hiệu ứng “quá giới hạn” trong cuộc sống: Tức là kích thích quá nhiều, quá mạnh trong thời gian quá lâu khiến cho tâm lý bị mất kiên nhẫn, hoặc là xảy ra hiện tượng tâm lý phản ngược lại. Mỗi một người khi tiếp nhận tin tức, nhiệm vụ, kích thích thì đều có một dung lượng nhất định, nếu vượt quá dung lượng này thì người tiếp nhận sẽ không chăm chú đón nhận được nữa.

Có thể thấy rằng, tác dụng của ngôn ngữ không phải phụ thuộc ở “số lượng” lời nói mà là ở “chất lượng” nội dung lời nói. Tây Phương có câu ngạn ngữ: “Thượng đế sở dĩ cho con người một cái miệng, hai cái lỗ tai, chính là muốn con người nghe nhiều hơn và nói ít đi.”

Ngoài ra khi nói chuyện cần chú ý:

1. Nói chuyện chậm một chút để nắm rõ mình đang nói gì và để người nghe tiếp thu được hết ý mình muốn diễn đạt.

2. Tránh nói những lời lẽ quá nặng, làm tổn thương người khác. Ngay cả khi muốn chỉ ra điểm sai của họ cũng nên nói một cách có thiện ý, nhẹ nhàng.

3. Chuyện gì có thể nói ít đi thì nói ít đi, chuyện gì không cần thiết phải nói thì không nên nói.

4. Nói đúng lúc những lời cổ vũ, động viên và khích lệ.

5. Trong lúc nói chuyện đừng chỉ biết coi mình là trung tâm, càng đặt mình vào người khác thì hiệu quả sẽ càng tốt.

Mai Trà biên dịch từ NTDTV

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc