Home » Kinh doanh » Một mùa vải đáng buồn của nhà vườn Việt Nam
Mùa vải năm nay có thể nói là người nông dân trúng mùa lớn, vải lại được xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới như Úc, Mỹ, thế nhưng thực tế không phải dễ dàng thuận lợi như vậy.
Ảnh vnexpress

Ảnh vnexpress

Được mùa mất giá

Đây chính là một thực tế khắc nghiệt mà người nông dân phải đương đầu. Dù năm nay được mùa, nhưng nhiều người lại cho rằng đây là một trong những mùa vải tệ hại nhất vì tất cả các chi phí khác đều tăng như: Giá điện tăng, giá nước tăng, phí vận chuyển tăng, ngày công phải trả tăng, trong khi đó giá bán lại thấp hơn mọi năm.

Năm nay miền bắc nắng nóng, nên phải tưới rất nhiều nước trong khi giá điện tăng cao, nhất là giá tăng lũy tiến, chi phí tiền điện mỗi tháng của các nhà vườn từ 5 đến 6 triệu đồng.

Một số nhà vườn vì giá điện cao nên không dám tưới cây làm mát  nhiều khiến chất lượng vải kém, không ai mua, nên phải hạ giá bán tại vườn còn chưa đến 10.000 đồng/kg

Chi phí năm nay so với năm ngoái tăng 1,5 đến 2 lần, trong khi năm ngoái giá vải bán ngay tại vườn là 15.000 – 20.000 đồng/kg, còn năm nay là 10.000 – 15.000 đồng/kg.

Vào đầu mùa chỉ một số ít những nhà vườn có chất lượng vải tốt bắt mắt bán được giá 20.000 đồng/kg, nhưng cũng chỉ tầm 2,3 ngày. Sau đó giá vải rớt xuống rất nhanh xuống 15.000 đồng/kg, rồi 8.000 đồng/kg

Ảnh kenh14

Ảnh kenh14

Xuất khẩu sang Úc

Bắt đầu từ năm 2015 Úc cho phép nhập khẩu vải tươi của Việt Nam. Trong mùa đầu tiên, có 9 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vải sang Úc. Vải thiều Việt Nam được bán với giá 21-22 AUD/kg (khoảng 340.000-360.000 đồng) trong tuần đầu tiên và giảm xuống 15-16 AUD/kg (khoảng 240.000-260.000 đồng) vào các tuần tiếp theo khi lượng hàng trong nước được chuyển sang nhiều.

Giá vải của Việt Nam tại Úc cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác là vải Úc, Trung Quốc và Thái Lan do chi phí vận chuyển cao, do giá cao nên khó cạnh tranh với vải các nước khác.

Bên cạnh đó thì khả năng bảo quản rất kém nên khi sang đến Úc nhiều lô hàng bị hỏng nên phải giảm giá bán rất nhiều để thu lại một phần vốn.

Một số lô hàng khác bị kiểm dịch giữ lại với lỗi không đáng có như có sâu to, dính quả non, cuống chưa được cắt sát và sót lại lá cây. Khi bị phát hiện, toàn bộ lô hàng sẽ bị dỡ ra và doanh nghiệp phải xử lý lại dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho, nhân công, lỡ ngày chợ đầu mối, chất lượng giảm và không bán được giá cao.

Xuất khẩu sang Mỹ

Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh baocongthuong

Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh baocongthuong

Mỗi cân vải khi sáng đến Mỹ có giá hơn 8USD , trong đó chi phí vận chuyển chiếm hơn một nửa.

Trong khi đó tại Mỹ giá vải của Florida, Mexico, Trung Quốc chỉ từ 2 đến 4 USD/kg. Vải của Trung Quốc cũng chỉ có giá 2,5 USD/kg.

Giá vải Việt Nam cao do phí vận chuyển đã lên đến 4,2 USD/kg, đó là chưa tính đến 15% phí bao bì. Các chi phí bảo quản, chiếu xạ cũng tốn rất nhiều chi phí.

Ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc  Công ty Rồng Đỏ đã xuất khẩu vải vào Mỹ cho vnexpress biết: “Sau chuyến hàng hôm 10/6, việc xuất khẩu sang Mỹ đang tạm dừng bởi hàng của chúng tôi không thể cạnh tranh được với vải bản xứ, Mexico và đặc biệt là vải của Trung Quốc”.

Dù năm nay được mùa, nhưng chi phí tăng, giá bán thấp hơn mọi năm, xuất khẩu lại không cạnh tranh được với các nước khác, nên năm nay có thể xem là một năm đáng buồn cho các nhà vườn Việt Nam.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc