Home » Xã hội » Chống tham nhũng qua phát ngôn của các quan chức
Mặc dù đã có rất nhiều phương án và những lời ‘hô hào’ chống tham nhũng, nhưng thực tế thì tham nhũng tại Việt Nam ngày càng tràn lan khắp tất cả các ngành nghề lĩnh vực đời sống.

tham nhung

Vậy các quan chức Việt Nam chống tham nhũng thế nào, hãy cùng xem các phát biểu của họ

Muốn chống được tham nhũng thì trước tiên người chống tham nhũng phải minh bạch và thực sự không tham nhũng. Thế nhưng ông Trần Văn Truyền là Tổng Thanh tra Chính phủ suốt từ năm 2007 đến 2011 lại là người vi phạm nghiêm trọng về luật đất đai. Trong lúc còn đương nhiệm ông Truyền có rất nhiều phát biểu hùng hồn về chống tham nhũng

Vị trí trách nhiệm của mình đang được người dân quan tâm, kỳ vọng, tôi ý thức được chuyện đó và sẽ làm hết sức mình, làm đầy đủ trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm.

Đúng là có những việc vượt ngoài khả năng của mình, thậm chí có việc trong khả năng nhưng không thể làm khác nữa được thì cũng phải chấp nhận, vì không thể một mình giải quyết được. Tôi sẽ suy nghĩ và tự thấy khi nào đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc dân hết tín nhiệm thì mình sẽ thôi, sẽ từ chức”.

“Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc”. “Cái chính là do phẩm chất đạo đức, họ không tự giữ mình” (báo Tuổi Trẻ ngày 30/3/2007).

Tại buổi tọa đàm chung tay chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức ngày 9/12/2014. Đến phần nói về Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố chỉ số cả nhận tham nhũng ở Việt Nam 3 năm liền không thay đổi, tham nhũng ngàng càng nghiêm trọng hơn. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định kết quả mà TI công bố phù hợp với đánh giá của Việt Nam trong thời gian qua. Trong 3 năm qua, chúng ta không tụt không tăng có nghĩa là có tính ổn định. Chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn là từng bước đẩy lùi tham nhũng

huynh phong tranh
Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho rằng tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm qua (2012-2014) có tính chất ổn định. Ảnh nld

Tại Hội nghị Việt Kiều vào tháng 11/2009, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có lời phát biểu: “Ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ.

Còn ở Việt nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham. Cái người thủ quĩ cứ giữ tiền khư khư, ở quĩ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút. Mượn không thấy ai đòi hết… thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt nam tham nhũng nhứt thế giới đâu. Nói một hồi thì thấy rằng người Việt Nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy!”

Đại biểu Quốc Hội Lê Như Tiến Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo thanh niên thiếu niên và Nhi đồng phát biểu tại phiên thảo luận Quốc Hội ngày 7/11/2013 về công tác phòng chống tại phạm và tham nhũng: Mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng. Vậy là cuộc chiến chống tham nhũng có nguy cơ triệt tiêu trên diễn đàn Quốc hội.”

Ông Tiến cũng nhấn mạnh “Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội “

Trước thực trạng tham nhũng hoành hoàng khắp tất cả lĩnh vực cũng như cuộc sống, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận rằng “Giờ ở nhà đi ra thấy cái gì cũng phải có tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặt cũng nhiều khiến người dân như bị ngứa ghẻ”(TBT Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với cử tri Hà Nội năm 2013).

Tham nhũng tại Việt Nam là từ trên xuống dưới, vì vậy muốn đẩy lùi tham nhũng thì phải chống tham nhũng từ trên xuống. Thế nhưng trong buổi tiếp xúc với Cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội ngày 6/10/2014 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại phát biểu: “đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”.

Chính vì thế mà ở Việt Nam, càng hô hào chống tham nhũng thì tham nhũng càng mạnh và lan tràn khắp xã hội. Ngày 7/5/2011 với tư cách là ĐBQH, Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu với cử tri Quận 1 TPHCM rằng “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Chống tham nhũng qua phát ngôn của các quan chức”

  1. Ba Lap 06/01/2016

    Nghe như đại hôi nhà chuột bàn kế đeo chuông cổ mèo ấy các pác nhỉ?

    Reply

Ý kiến bạn đọc