Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn… nghèo? (Phần 2)
Có thể bạn chưa biết nhiều người đang mang tri thức và tiền vốn ra đi

>> Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn…nghèo? (phần 1)

Cảnh xếp hàng trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM (Ảnh: thesaigontimes.vn)

Cảnh xếp hàng trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM (Ảnh: thesaigontimes.vn)

Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ

Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ

Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ

Ngày nay rất nhiều người giàu có, tỷ phú Việt thường rời quê hương và quan tâm đầu tư định cư đến một nơi khác để được hưởng cuộc sống tốt hơn, chất lượng giáo dục, y tế, môi trường tốt hơn.

Gần đây, do kinh tế khó khăn nên rất nhiều quốc gia đã có chính sách thu hút những người giàu ở các nước mới nổi đến mua nhà, đầu tư kinh doanh và định cư. Thực tế nhiều nước đã thành công bởi chính sách này như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Tây Ban Nha… Các chương trình đầu tư đưa ra phù hợp với những người giàu có. Số tiền đầu tư bắt buộc dao động từ 500.000 USD đến vài triệu đô la và như vậy không phải là lớn đối với tài sản của họ.

Trước đây đầu tư ở Canada mức khởi điểm 400.000 CAD. Khoản tiền này mang tính chất cho Chính phủ mượn trong một khoảng thời gian nhất định, được hoàn lại sau 5 năm. Còn tại Australia, bạn cần đầu tư 750.000 AUD vào trái phiếu Chính phủ và được đảm bảo có lãi hàng năm 3,5-6%. Ở 2 thị trường này, độ an toàn của dòng vốn được đảm bảo bởi Chính phủ đứng ra bảo lãnh.

Tây Ban Nha, khi đầu tư bất động sản 500.000 EU và thêm một vài điều kiện nhỏ nữa thì nhà đầu tư có thể được nhận quốc tịch Tây Ban Nha, và khi đã có quốc tịch thì đương nhiên trở thành công dân EU. Ở Bulgaria, các nhà đầu tư phải đầu tư 700.000 USD vào trái phiếu Chính phủ trong 5 năm. Trong khi ở St. Kitts & Nevis, vùng Caribean, họ phải đầu tư 400.000 USD vào bất động sản hoặc ngành mía đường của quốc gia này. Ở một số quốc gia khác thì yêu cầu họ mua cả khối bất động sản, gửi 500.000-1.000.000 USD vào ngân hàng trong nước, hoặc đầu tư vào các dự án hỗ trợ việc làm, tạo ra ít nhất 10 việc làm.

Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ, và ngày càng tăng hơn 50%, vậy thì chất xám và vốn đang chảy ngược ra nước ngoài.
Không chỉ doanh nhân mà không ít các quan chức cũng đầu tư, mua nhà đất, cơ sở kinh doanh cho con sang học tại nước ngoài. Ví dụ như Ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim, quận Cam, tiểu bang California, Mỹ và nhà tại Singapore mà báo chí đã đưa tin cuối năm 2014.

Du học sinh không thiết tha trở về

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, tập trung ở các trường đại học ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Canada, Nhật… Trong số 60.000 du học sinh Việt Nam hiện nay, khoảng hơn 4.000 người học bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng Chính phủ, theo Hiệp định xử lý nợ với CHLB Nga, học bổng của các tổ chức phi Chính phủ, các trường ĐH, số còn lại đi học bằng con đường tự túc.

Do những vấn đề về thu nhập thấp, tri thức không được trọng dụng, nên rất nhiều du học sinh Việt Nam không muốn về nước làm việc, hoặc có trở về thì cũng làm việc cho các công ty nước ngoài, còn rất ít làm việc cho doanh nghiệp Việt.
Đối với du học bằng ngân sách nhà nước cũng có hiện tượng tương tự, 50% học viên không về nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết với đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong 10 năm năm ấy có 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước, số trở về là 47%.

Vì sao có nhiều người phải xa rời quê hương, đi lập nghiệp ở nơi đất khách quê người? Vì sao tri thức không quay trở về Việt Nam? Có thể không chỉ đơn giản là Việt Nam thu nhập thấp, chưa trọng nhân tài mà còn rất nhiều yếu tố nữa. Đây là sự thật về dòng chảy tri thức của Việt Nam, nếu tri thức còn tiếp tục chảy ra ngoài thì chắc chắn Việt Nam sẽ còn nghèo.

Thành Tâm

Theo daikynguyenvn


01 ý kiến dành cho “Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn… nghèo? (Phần 2)”

  1. Co the xem tindachieu la 1 trang bao lê trai không.

    Chào bạn
    Trang Tin Đa Chiều chủ tương đưa tin trung thực, khách quan phục vụ độc giả, chứ không bị chi phối bởi một ai

    BBT

    Reply

Ý kiến bạn đọc