Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Võ thuật Trung Quốc – Một phần văn hóa Thần truyền

Cuộc thi Võ thuật Quốc tế đề cao những giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc

Li Youpu có nhiều vị thầy và luyện tập nhiều môn võ thuật. Ngoài Thái Cực quyền, ông còn là một bậc thầy về Bát Quái (Đại Kỷ Nguyên)

Li Youpu có nhiều vị thầy và luyện tập nhiều môn võ thuật. Ngoài Thái Cực quyền, ông còn là một bậc thầy về Bát Quái (Đại Kỷ Nguyên)

Võ thuật Trung Quốc là văn hóa Thần truyền. Những người tu luyện chân chính của pháp môn tu nội đều hiểu rằng vũ đạo cổ điển và võ thuật Trung Quốc là có cùng chung nguồn gốc- chúng đã được Thần truyền cấp cho con người.

Trong tiếng Hán, vũ đạo và võ thuật (võ đạo) có cùng một cách phát âm, nhưng chúng được viết bằng những ký tự khác nhau. Chúng là cùng một nguồn gốc, nhưng có đặc điểm khác nhau.

Cuốn cổ thư Kinh Dịch phân biệt sự khác nhau giữa vũ đạo và võ thuật. Võ thuật được định nghĩa như là một hình thức vận động cơ thể, trong đó con người thể hiện được sức mạnh và năng lượng bên trong, trong khi đó vũ đạo là một hình thức mang lại cái thiện, niềm vui, và sự tôn trọng.

Nền văn hóa Thần truyền có một lịch sử lâu dài. Vũ đạo được dạy ngay từ buổi đầu của thời kỳ Hoàng Đế (thế kỷ 24 TCN). Hoàng Đế cũng đã dạy con người làm thế nào để sử dụng vũ khí. Theo cuốn Sử Ký (ghi chép vào thế kỷ thứ nhất TCN), y thuật, âm nhạc, vũ đạo, võ thuật tất cả đều đã có mặt tại Trung Quốc cách đây 5.000 năm trước.

Kiếm đã rất phổ biến trong thời kỳ cổ xưa. Trong thời Chiến Quốc (476-221 TCN), nghệ thuật rèn kiếm đã đạt đến đỉnh cao.

Những câu chuyện về Kiếm như Ganjiang, Moxie, Zhanlu, Longquan, và Tai’e vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày hôm nay. Một bài viết “Kiếm thuật” của Trang Tử (thế kỷ 4. TCN) đã mô tả cảnh luyện kiếm vào thời đó. Trang Tử cũng mô tả “Kiếm” hay “Phương thức về cai trị” đã được hun đúc bằng lòng chính trực và sự dũng cảm. Đó là “những thanh kiếm” của hoàng đế và và sự cao thượng.

Những giá trị đạo đức như vậy là nguồn cảm hứng cho nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đây cũng là được truyền cấp bởi Thần. Trong văn hóa Trung Quốc, võ thuật và văn học là có cùng gốc rễ. Vũ đạo và võ thuật là khác nhau về hình thức nhưng giống nhau về luật và nguyên lý.

Trong triều đại Nhà Hán (206 TCN-220 SCN) và triều đại Nhà Đường (618-907 SCN), võ thuật đã được luyện tập rộng rãi hơn nữa. Hạng Vũ (232-202 TCN) là một võ sư tinh thông cả 18 môn võ nghệ. Lý Bạch (701-762 SCN) rất nổi tiếng cả về thi ca lẫn kiếm thuật.

Trong triều đại Bắc Tống (960-1127 SCN), Dương Diên Chiêu đã làm nổi danh Thương pháp Dương Gia. Trong thời Nam Tống (1127-1279 SCN), sư phụ của Nhạc Phi (tức Nhạc Vũ Mục), Chu Đồng, đã từng rất nổi tiếng như là một bậc thầy về võ thuật. Ngoài Nhạc Phi, ông cũng là thầy của nhiều vị anh hùng nổi tiếng như Lư Tuấn Nghĩa và Lâm Xung.

Những người luyện võ đều hiểu rằng Chu Đồng đã đến thế giới loài người theo Thiên Ý để trở thành một người thầy vĩ đại. Có rất nhiều câu chuyện huyền thoại về Ông. Gia đình Dương gia của Tướng Nhạc Phi vẫn còn nổi tiếng cho tới đến hôm nay.

Thái Cực quyền được phát triển bởi Đạo sĩ Trương Tam Phong vào triều Minh (1368-1644 SCN). Đó là một phần thuộc về pháp tu nội của Đạo gia. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, nội hàm tu luyện của nó đã không còn vì sự luyện tập đã ngày càng mang tính thế tục.

Thái Cực quyền ngày nay đã suy tàn và không còn giống Thái Cực quyền từ triều đại nhà Minh. Bây giờ nó chỉ còn hữu dụng cho mục đích giữ gìn sức khỏe.

Rất nhiều hình thức khác của võ thuật mà bắt nguồn từ những phương thức tu luyện cũng đã bị biến đổi rất nhiều. Trong những năm gần đây, Đài truyền hình Tân Đường Nhân đã làm nhiều việc để phát triển văn hóa và võ thuật truyền thống Trung Quốc, cũng như những giá trị đạo đức truyền thống khác.

Tác giả: Li Youpu
(Theo The Epoch Times)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc