Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Hội Nghị Diên Hồng
Hội nghị Diên Hồng do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.


Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284. Khác với hội nghị Bình Than trước đó, hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.

Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:

“Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.”

Tại Hội nghị sau khi trình bày về lực lượng của ta và thế mạnh của quân địch,  nhà Vua hỏi các bô lão rằng nên HÒA hay ĐÁNH, lập tức tất cả các bô lão cùng giơ tay lên hô ĐÁNH.

Với sự đoàn kết dân tộc vua tôi một lòng mà quân ta đã đánh tan 50 vạn quân Mông Nguyên từ phía bắc tiến xuống do Thoát Hoan chỉ huy, 20 vạn quân Mông Nguyên từ biển phía nam tiến vào do Ô Mã Nhi chỉ huy. Hoàng tử nhà Nguyên trấn nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

Tổng hợp

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc