Home » Khám Phá, Khoa học » Con người có thể cảm nhận được từ trường Trái đất
Đối với các loài chim di trú và rùa biển, khả năng cảm nhận từ trường của Trái đất là tối quan trọng để vượt qua chuyến hành trình dài vượt đại dương khi di trú. Tuy nhiên, người ta thường cho rằng con người không có giác quan cảm nhận từ trường bẩm sinh như vậy.

Nghiên cứu được công bố trong tuần này trên tạp chí Nature Communication bởi các giảng viên tại trường Đại học Y Massachusetts cho thấy một loại protein trong võng mạc mắt người có thể cảm nhận từ trường khi được cấy vào ruồi giấm, đã lại mở ra lần nữa lĩnh vực sinh học cảm giác ở con người, chờ đợi những khám phá xa hơn.

clip_image002

Độ từ thiên, từ phương chính Bắc (năm 2000). Ảnh: Wikipedia

Ở nhiều loài động vật di trú, các phản ứng hóa học nhạy sáng liên quan đến cryptochrome flavoprotein (CRY) được cho là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng cảm nhận từ trường Trái đất. Trong trường hợp của ruồi giấm, những nghiên cứu trước đây của phòng thí nghiệm Reppert (reppertlab.org) đã chỉ ra rằng các protein cryptochrome được tìm thấy ở những con ruồi này có thể có chức năng như bộ cảm ứng từ trường phụ thuộc vào ánh sáng.

clip_image004

Từ trường của Trái đất. Ảnh: Wikipedia

Để kiểm tra liệu cryptochrome 2 protein (hCRY2) ở người có khả năng cảm ứng từ trường tương tự không, bác sỹ Steven Reppert – chủ tịch đồng thời là giáo sư ngành sinh học thần kinh thuộc trường Đại học Y Massachusetts Hoa Kỳ, cùng với nghiên cứu sinh Lauren Foley, và Tiến sỹ Robert Gegear thuộc phòng thí nghiệm Reppert mà hiện nay đang là trợ lý giáo sư sinh học và công nghệ sinh học tại Viện bách khoa Worcester Hoa Kỳ, đã tạo ra một loại ruồi giấm biến đổi gen không có protein cryptochrome của chính nó mà thay bằng hCRY2. Sử dụng một hệ thống hành vi mà nhóm Reppert đã phát triển trước đó, họ đã cho thấy rằng những con ruồi biến đổi gen này đã có thể cảm nhận và phản ứng với từ trường của một cuộn dây điện, và khả năng đó tỏ ra phụ thuộc vào ánh sáng.

Những phát hiện này chứng minh rằng hCRY2 có thể hoạt động trong hệ thống cảm ứng từ trường và có thể mở đường cho những nghiên cứu xa hơn về khả năng cảm ứng từ trường ở người.

Animati3

Mô phỏng các tương tác giữa từ trường trái đất và từ trường liên hành tinh. Ảnh: Wikipedia

“Các nghiên cứu bổ sung về độ nhạy cảm từ trường ở con người ở cấp độ hành vi, đặc biệt nhấn mạnh vào ảnh hưởng của từ trường lên chức năng thị giác, hơn là sự định hướng không trực quan, sẽ rất hữu ích”, Reppert và các đồng nghiệp đã viết như vậy trong nghiên cứu này.

Liên hệ và các nguồn:

Jim Fessenden
Đại học Massachusetts Medical School

Theo tin180


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc