Home » Khoa học » Đâu là giới hạn của con người?
Trái đất đã được định giá 4,8 nghìn tỷ đô la, sao không 5 hay 10 nghìn tỷ cho chẵn nhỉ? Mà có lẽ như vậy mới thể hiện sự sòng phẳng chi ly của con người.

Định giá cả Trái đất, một khái niệm mới nghe lạ tai, nhưng thực ra loài người đã áp giá từ lâu về tất thẩy tài nguyên vật chất vốn có trên Trái đất rồi. Chỉ có điều muôn loài động thực vật đã và đang tồn tại vốn cùng được sinh ra phát triển trên Trái đất này, lại nghiễm nhiên trở thành tài sản riêng của nhân loại!

Khởi thủy Trái đất này là giang sơn chung cho mọi sự sống cùng nhau tồn tại. Mà theo cách nói của chính con người đó là hệ sinh thái được định nghĩa: “Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó”.

Bồ hóng muội than nhuốm đen cát trắng ven biển miền Trung. Ảnh: L.V.T.

Trong hệ sinh thái luôn có sự tác động tương hỗ giửa các giống loài để cùng tồn tại và phát triển. Như vậy con người cũng là thành phần nằm trong hệ sinh thái, rộng hơn là sinh quyển của trái đất tất nhiên là vậy.

Con người là hậu duệ của sự tiến hóa từ động vật đơn giản cho đến bậc cao rồi từ nhóm linh trưởng mới tiến hóa thành người. Khi Trái đất hình thành không là của riêng giống loài nào cả mà là của thế giới tự nhiên là người Mẹ Trái đất! Sự sống của muôi loài được sinh ra và phát triển bền vững xuyên qua thời gian hàng trăm triệu năm.

Vậy mà không hiểu từ lúc nào loài người đã tự nhận Trái đất là của chúng mình. Coi giang sơn rừng vàng biển bạc được quy thành tài sản cho riêng con người. Để rồi nhờ vào trí thông minh vượt trội dựa vào khoa học công nghệ loài người thi nhau làm giàu.

Mạnh ai nấy được từ cá nhân, tập thể cho đến tầm cở quốc gia, xuyên quốc gia làm giầu được xã hội con người khuyến khích tôn vinh. Trở thành trào lưu khát vọng làm giàu không gì cưỡng nổi. Từ tài nguyên tái tại như đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời…

Cho đến tài nguyên không tái tạo như mọi loại khoáng sản, nguồn gen di truyền. Con người nỗ lực thai thác đến cạn cùng nhiều loại khoáng sản làm mất đi nhiều nguồn gen di truyền. Vậy là con người đã thi nhau chia chác mua bán đầu cơ tích trữ mọi tài nguyên vốn có của trái đất trở thành tiền của cho riêng mình.

Kỳ lạ hơn đất đai là thứ tài nguyên chung của trái đất của hệ sinh thái lại trở thành sở hữu riêng đến tận cá nhân con người. Họ có thể trích trữ, nắm gửi nhiều đất đai mua bán, đổi chác, cho thuê, sử dụng tùy thích theo nhiều hình thức (hợp pháp hay bất hợp pháp theo ý của con người) những gì mà họ muốn.

Như vậy loài người đã quên đi điều cốt lỏi rằng để tồn tại và phát triển phải cần đến hệ sinh thái cùng phát triển. Vì lẽ loài người không thể tồn tại phát triển chỉ có riêng mình mà không cần đến sự có mặt của muôn loài khác. Vậy thì còn đâu là hệ sinh thái khi mà con người đã chiếm giữ hầu hết mọi tài nguyên về mình?

Muôn loài động thực vật khác không còn chốn để nương thân may mắn ra mới được con người thành lập theo cái gọi là “khu bảo tồn thiên nhiên” do con người canh giử. Kỳ lạ thay thế giới tự nhiên của Trái đất lại rơi vào thế giới đầy tham vọng do loài người nắm giữ.

Hệ sinh thái hay nói rộng hơn là sinh quyển Trái đất lúc này không còn đúng theo nghĩa của nó nửa. Bởi sự đa dạng sinh học vốn có đã bị thương tổn thiên lệch do con người gây ra. Trong mơ tưởng con người có thể tự tạo ra vùng sinh quyển cho riêng mình?

Đáng tiếc thay cái sinh quyển vốn có đến ngày nay lại đang trở thành ống khói! Sặc sụa muội than, bồ hóng làm ám đen cả đất trời này. Do con người thi nhau đốt cháy nhiên liệu hóa thạch từ vô vàn cỗ máy cùng than củi các loại phục vụ cho mọi nhu cầu đời sống không giới hạn của loài người.

Trên đời này cái cao siêu vô giá nhất là hình tượng của người Mẹ, có một người mẹ vĩ đại đã sinh ra nuôi dưỡng (hầu như là duy nhất trong vũ trụ này) sự sống của muôn loài đó chính là Người Mẹ Trái Đất.

Vậy mà một ngày kia loài người một giống loài từ sinh quyển Trái đất lại đem áp giá (chỉ còn thiếu nước rao bán luôn) Người Mẹ của mình! Trái đất nóng lên làm biến đổi khí hậu toàn cầu đang diển ra đó là cái giá phải trả cho cách ứng xử, cho sự phát triển không biết đến – đâu là giới hạn của loài ngườ

Theo maivoo


01 ý kiến dành cho “Đâu là giới hạn của con người?”

  1. nguyen hoang 09/03/2011

    Con người đầy rẫy những mâu thuẫn.Tự làm cho mọi sự rối tung lên; khi sự việc nguy cấp đến chân lại la toáng lên và đổ lỗi cho người khác.

    Reply

Ý kiến bạn đọc