Home » Danh nhân, Văn hóa » Văn hóa truyền thống: Trọng nghĩa khinh lợi, không nhặt của rơi
Vào triều Minh có một tú tài tên là Hà Nhạc, thường gọi là Úy Trai. Có một ngày, Hà Nhạc ban đêm đi đường nhặt được 200 lạng bạc, trở về không dám nói với người nhà chuyện này, vì sợ người nhà khuyên giữ lại số bạc đó.
Tiền xu Trung Quốc thời cổ. (Ảnh: Sound of Hope)

Tiền xu Trung Quốc thời cổ. (Ảnh: Sound of Hope)

Sáng sớm hôm sau, Hà Nhạc mang bạc tới chỗ đã nhặt được, trông thấy một người đang tìm kiếm, liền hỏi người ấy số lượng và dấu hiệu của số bạc đó. Kết quả đều phù hợp, Hà Nhạc liền lấy bạc trả lại cho người ấy. Người ấy muốn lấy một ít bạc tặng Hà Nhạc để tạ ơn, Hà Nhạc nói: “Tôi nhặt được bạc không ai biết, nếu muốn lấy thì đều là của tôi. Những thứ ấy tôi đều không cần, làm sao tham tiền này được?“. Người mất của bái tạ rời đi.

Hà Nhạc từng làm giáo thư trong một nhà hoạn quan. Một ngày, hoạn quan có chuyện phải vào kinh thành, gửi một cái rương tại chỗ Hà Nhạc, trong rương có mấy trăm lạng vàng, hoạn quan nói với Hà Nhạc: “Đợi đến ngày khác tôi lại đến lấy“.

Bẵng đi mấy năm, vị hoạn quan vẫn bặt vô âm tín. Hà Nhạc sau khi nghe nói có một người cháu của vị hoạn quan kia đang đến, cũng không phải tới lấy cái rương, nhưng Hà Nhạc trọng nghĩa khinh lợi chủ động lấy cái rương đưa cho người cháu của vị hoạn quan, để cho người ấy mang trả lại cho hoạn quan.

Theo vietsoh


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc