Home » Kinh doanh, Tiêu Điểm » Trung Quốc dùng thế độc quyền về tài nguyên để “trả đũa” Mỹ
Nắm thế “thượng phong” về loại tài nguyên mà thế giới đang khao khát, Trung Quốc khiến cả Mỹ, Nhật, châu Âu phải đau đầu.

Trung Quốc nắm thế "thượng phong" về tài nguyên

Hãy quên đi tỷ giá đồng nhân dân tệ, lốp xe rẻ hay gà.

Khả năng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc đang tăng cao hơn.

Quan chức kinh tế hàng đầu của Mỹ đã hối thúc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ và giúp “sân chơi” xuất khẩu hàng hóa quốc tế công bằng.

Tháng 9/2010, Mỹ áp hạn ngạch đối với lốp xe Trung Quốc. Trung Quốc đáp trả bằng áp hạn ngạch với sản phẩm gà từ Mỹ.

Hiện nay, có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hạn chế nguồn cung đất hiếm sang Mỹ và châu Âu.

Nguyên tố đất hiếm đóng vai trò quan trọng đối với nhiều sản phẩm công nghệ cao, trong đó bao gồm máy bay, hàng điện tử, nam châm sử dụng trong máy tính và sản phẩm năng lượng sạch như tua bin gió và ô tô điện. Nhu cầu đối với các sản phẩm trên đang tăng trong khi đó Trung Quốc nắm quyền kiểm soát thị trường.

Theo Hiệp hội địa lý Mỹ, năm 2009, khoảng 97% sản phẩm đất hiếm trên thế giới do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, dường như Trung Quốc đang thay đổi quan điểm đối với thế giới.

Tháng 10/2010, Trung Quốc bị buộc tội hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Nay, một số chuyên gia ngành khẳng định Trung Quốc cắt giảm nguồn cung đất hiếm sang Mỹ.

Trong khi Trung Quốc phủ nhận việc vơ vét tài nguyên từ các nước khác, quan chức thương mại và Hội đồng Bảo an Mỹ đang tiến hành thanh tra tình hình thực tế.

Trên thế giới, không phải chỉ Trung Quốc có đất hiếm. Với tốc độ tiêu thụ hiện tại, nước Mỹ có đủ nguồn cung để đảm bảo nhu cầu toàn cầu trong suốt 1 thế kỷ. Dự trữ của Trung Quốc chỉ tương đương 1/3 nguồn cung của thế giới.

Tuy nhiên những thập kỷ gần đây, hoạt động khai thác và sản xuất trên toàn thế giới đi xuống bởi không cạnh tranh được về chi phí đối với Trung Quốc.

Có thể khẳng định đất hiếm không hiếm, chính khả năng khai thác với chi phí thấp nhất mới hiếm.

Dù Trung Quốc phủ nhận việc cấm trên tuy nhiên có thừa nhận đang hạn chế xuất khẩu.

Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cung cấp đất hiếm cho thế giới. Để bảo đảm nguồn cung và đạt được sự phát triển bền vững, Trung Quốc sẽ tiếp tục biện pháp hạn chế khai mỏ, sản xuất và xuất khẩu đất hiếm.”

Một số nguồn tin cho hay Trung Quốc đã hạn chế bớt lượng đất hiếm sang Nhật sau bất đồng giữa 2 nước. Trung Quốc tuần qua còn đột ngột chặn nguồn cung đất hiếm sang Mỹ sau tuyên bố từ Mỹ về việc tiến hành thanh tra những lời phàn nàn liên quan đến việc Trung Quốc trợ cấp thiếu công bằng cho ngành công nghệ sạch của nước này.

Thậm chí ngay cả trước căng thẳng mới đây, công ty nhập khẩu Mỹ tuyên bố Trung Quốc đã hạn chế 30% hạn ngạch xuất khẩu đất hiểm. Lượng đất hiếm được chuyển sang Mỹ bắt đầu bị hạn chế từ đầu tháng 7/2010.

Ông Jim Sims, phát ngôn viên của công ty Molycorp đang có kế hoạch khởi động việc khai thác đất hiếm tại Mỹ, khẳng định rõ ràng Trung Quốc rõ ràng đang giúp các công ty sản xuất hàng công nghệ cao nội địa lợi thế về đất hiếm.

Ông Sims nói: “Hiện có quá nhiều lý do hơn cuộc chiến thương mại trong việc hạn chế xuất khẩu. Trung Quốc đã quá rõ ràng với quan điểm hạn chế xuất khẩu và khuyến khích sản xuất tại Trung Quốc.”

Nếu Trung Quốc tiếp tục thắt chặt hạn ngạch của năm 2011, công việc sản xuất của một số công ty sản xuất Mỹ có thể buộc phải đóng cửa.

Lo lắng liên quan đến nguồn cung nguyên liệu chịu kiểm soát của chính phủ Trung Quốc ngày một hạn chế đẩy giá tăng vọt đang thách thức nhiều ngành kinh tế.

Quốc hội Mỹ đang cân nhắc đến dự luật hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đảm bảo các khoản vay dành cho công ty trong ngành và tạo ra nguồn dự trữ.

Công ty Molycorp đang cố gắng khởi động công việc khai thác đất hiếm tại California. Công ty đặt mục tiêu đến cuối 2012 khai thác và sản xuất 20 nghìn tấn đất hiếm/năm. Nhiêu công ty khác cũng đặt ra kế hoạch khá tham vọng.

Việc đảo ngược xu thế vốn đã giành cho Trung Quốc thế độc tôn đối với loại tài nguyên trên không hề dễ.

Ông Martin Hennecke, giám đốc công ty tư vấn Tyche tại Hồng Kông, cho rằng: “Nhiều nước khác chưa phát triển việc khai thác đất hiếm bởi việc khai thác đi kèm với nguy cơ nhiễm phóng xạ hay nhiễm độc. Thế giới đang dễ dàng mua được hàng rẻ từ Trung Quốc mà không phải chịu ô nhiễm, bẩn thỉu.”

Theo cafef

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc