Home » Xã hội » Bộ Tài chính: Cần xem lại đề án 230.000 tỷ làm đường cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ đề án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía đông dài 1.372 km với tổng chi phí đầu tư là 229.829 tỷ đồng.

Nếu cao tốc Bắc - Nam hoàn thành, cả nước sẽ có 2.600 km đường cao tốc. Ảnh: Giang Huy - vnexpress.net

Nếu cao tốc Bắc – Nam hoàn thành, cả nước sẽ có 2.600 km đường cao tốc. Ảnh: Giang Huy – vnexpress.net

Theo tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải, ngành giao thông đang triển khai một số dự án cao tốc, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác 470 km đường, mà tuyến đường cao tốc Bắc – Nam dài khoảng 1.800 km, nên để thông toàn tuyến đường này cần phải đầu tư thêm 1.372 km từ nay đến năm 2020.

Chi phí đầu tư cho đề án này là 229.829 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư huy động 136.286 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước là 93.534 tỷ đồng (chiếm 40,7%). Hình thức PPP (hợp tác công tư) có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu hồi vốn ít hơn 25 năm. 

Bộ GTVT đã nghiên cứu và đề xuất phân kỳ đầu tư các đoạn tuyến theo nhu cầu vận tải.

Trong đó, dự báo nhu cầu vận tải đến năm 2030 trên 30.000 – 35.000 xe/ngày, đêm sẽ đầu tư với quy mô cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường rộng tối thiểu 22 m, các đoạn có nhu cầu vận tải thấp hơn sẽ phân kỳ đầu tư 4 làn xe hạn chế với nền đường rộng 17 m.

Ngay sau đó Bộ Tài chính đã ra công văn số 13566 gửi Bộ Giao thông Vận tải nêu ý kiến về việc thực hiện đề án này.

Theo đó Bộ Tài chính cho rằng việc xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam tiêu tốn một nguồn lực khá lớn, ảnh hưởng lớn đến cân đối tài chính ngân sách quốc gia trong thời gian tới nên việc thực hiện cụ thể cần phải nghiên cứu làm rõ.

Số vốn đầu tư cho dự án là 229.829 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước 93.534 tỷ đồng tương đương với hơn 2% GDP, số vốn này rất lớn
Khoản chi phí đầu tư này cũng rất lớn so với kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn đang được xây dựng.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư rà soát, sắp thứ từ ưu tiên cá dự án trung hạn từ nay đến năm 2020, trình Quốc Hội thông qua theo quy định.

Bộ Tài chính cho rằng, nếu không cân đối được nguồn tài chính cho dự án thì phải dời thời điểm thực hiện dự án này.

Mặt khác hiện nay Ngân sách nhà nước đang phải cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng phát triển (VDB) rất lớn. Đồng thời, VDB đang trong quá trình tái cơ cấu nên việc giao thêm nhiệm vụ cho VDB sẽ không khả thi trong quá trình thực hiện và tăng thêm rủi ro cho Ngân sách nhà nước.

Văn Nhanh

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc