Home » Xã hội » Các trường ĐH Việt Nam tụt hạng so với khu vực
Webometrics là bảng xếp hạng các trường đại học lớn trên thế giới được thực hiện bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha từ năm 2004.
ĐH Quốc Gia Hà Nội xếp vị trí số 1 Việt Nam

ĐH Quốc Gia Hà Nội xếp vị trí số 1 Việt Nam

Mỗi năm 2 lần, Webometrics lại cho công bố kết quả xếp hạng các trường đại học của mình, dựa trên các tiêu chí như mức độ ảnh hưởng của website của trường đối với bên ngoài cùng nhiều tiêu chí học thuật, như chỉ số trích dẫn trên hệ thống dữ liệu Scopus (đây là cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học trên thế giới), và mới đây là dữ liệu từ Google Scholar (bao gồm tất cả các tạp chí học thuật online được xem nhiều nhất), v.v…

Xếp hạng Đại học Viêt Nam so với khu vực Đông Nam Á

Mới đây  Webometrics đã công bố kết quả xếp hạng lần thứ 2 năm 2016, theo đó nhiều trường của Việt Nam bị tụt hạng. Trường ĐH có thứ hạng cao nhất của Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội xếp vị trí số 26 tại khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên vừa bị tụt 3 bậc xuống thứ 29.

Tương tự là ĐH Cần thơ từ vị trí 39 khu vực Đông Nam Á trước đây nay tụt xuống thứ 53, ĐH Bách Khoa Hà Nội từ vị trí 47 xuống vụ trí 49.

Ở trong nước, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn giữ ở vị trí đầu tiên, ĐH Cần thơ từ vị trí thứ 2 trong nước nay xuống vị trí thứ 3, ĐH Bách Khoa Hà Nội thay ĐH Cần thơ ở vị trí số 2.

Học viện Nông nghiệp trước đây vốn không nằm trong Top 10 Việt Nam thì nay xuất hiện ở vị trí thứ 4, và xếp 69 khu vực Đông Nam Á.

Các vị trí tiếp theo là ĐH Mỏ Địa Chất, ĐH Quốc gia TPHCM. Đại học TrÀ Vinh trước đây ở vị trí thứ 8 nhưng đã ra khỏi top 10 trong nước, ở khu vực Đông Nam Á cũng ra khỏi Top 100.

Nhìn trong tất cả các trường ĐH của Việt Nam đều tụt hạng so với các nước trong khu vực. Hai trường của Singapore là ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Kỹ thuật Nanyang vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Ý kiến các nhà giáo dục và chuyên gia

Trước sự tụt hạng của các trường ĐH Việt Nam, TS Phạm Thị Ly – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu, Viện đào tạo Quốc tế phát biểu trên báo Giáo Dục rằng: “Thứ hạng Webometrics đã công bố chỉ cho thấy trang web của trường nào được nhiều lượt truy cập hơn chứ không liên quan trực tiếp tới chất lượng và uy tín của trường đại học đó, do đó chúng ta không nên quá lo lắng về sự tụt hạng này”.

Thế nhưng, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học  Nguyễn Trãi lại nghĩ khác: “Hẳn chúng ta đều biết mỗi kiểu xếp hạng các trường Đại học trên thế giới có tiêu chí riêng, rô bốt vào trang web tiếng Anh của trường tự động phân tích số liệu rồi công bố xếp hạng, rất khách quan nhưng vì tiêu chí do họ đặt ra khác với tiêu chí (thói quen quản lý) của Việt Nam nên không ít ý kiến chưa hài lòng cách xếp hạng như vậy. 

Tuy nhiên, chúng ta muốn hội nhập quốc tế thì cần phải “chấp nhận” các tiêu chí đó để phấn đấu chứ không thể để giữ khư khư “đặc thù” của mình để đứng một mình”. 

Trang vietnamnet dẫn ý của chuyên gia Phạm Hiệp, Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan cho rằng: Webometric lần đầu tiên sử dụng dữ liệu từ công cụ Google Shoolar, nơi lưu dữ liệu các các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn – để đánh giá các trường ĐH được xếp hạng. Tiêu chí này được tính 10% trong cơ cấu “điểm” của Webometric

Các tiêu chí khác thì vẫn giữ như trước đây. Việc thay đổi này nhằm hướng việc đánh giá đến chất lượng giảng dạy.

Việc các trường ĐH Việt Nam bị tụt hạng là  do chưa tiếp cận tốt các chuẩn dữ liệu quốc tế

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc