Home » Xã hội » Nhà hàng người Việt xuất hiện người Latin
Người Việt và người Latin, hầu hết gốc Mexico, bắt đầu đổ về quận Cam vào cuối những năm 1970 và đầu 1980. Ban đầu, người Việt phần lớn định cư ở Westminster còn người Latin thì ở Santa Ana. Theo thời gian, ranh giới này dần lu mờ và được mở rộng đáng kể.

Người Latin trong nhà hàng của người Việt ở Little Saigon.

“Chào anh chị, anh chị thích ăn món gì hôm nay?”, ông Roberto Torres chào và hỏi bằng tiếng Việt khi thấy một đôi vợ chồng trông rất sành điệu từ thành phố Santa Anna bước vào nhà hàng. 
nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon

Ông Torres đã làm việc cho nhà hàng Song Long 25 năm. Ảnh: Los Angeles Times

Gần 25 năm trước, Roberto Torres từ Mexico đến quận Cam, bang California, Mỹ, làm công việc rửa bát cho nhà hàng Việt Nam Song Long. Torres là một phần trong làn sóng nhập cư từ Mexico thời gian đó và đã góp phần biến nơi này thành một địa điểm mà người Mỹ Latin và người châu Á chiếm đa số.

Qua nhiều năm làm việc, ông dần trở thành phục vụ chính của nhà hàng,LA Times cho hay.

“Chào anh, chào chị, anh chị thích ăn món gì hôm nay?”, Torres chào và hỏi bằng tiếng Việt khi thấy một đôi vợ chồng trông rất sành điệu từ thành phố Santa Anna. Người đàn ông mặc vest, thắt cà vạt lụa màu tối, còn người phụ nữ choàng khăn Burberry. 

Dù những người Latin từ lâu đã quen làm việc trong nhà bếp và lau dọn tại các nhà hàng Việt Nam, ông Torres lại là một trong số ít người vươn lên được và có công việc tốt hơn. Ông nhấn mạnh cách hai cộng đồng người Việt và người Latin kết hợp với nhau để cùng phát triển đời sống văn hóa và thương mại của địa phương.

Tại Westminster, Garden Grove và Santa Ana, 3 thành phố nằm trong khu Little Saigon, có gần 145.000 người Việt và hơn 344.000 người Latin, theo số liệu khảo sát 2010 – 2014 của Cục điều tra Dân số Mỹ.

Người Việt và người Latin, hầu hết gốc Mexico, bắt đầu đổ về quận Cam vào cuối những năm 1970 và đầu 1980. Ban đầu, người Việt phần lớn định cư ở Westminster còn người Latin thì ở Santa Ana. Theo thời gian, ranh giới này dần lu mờ và được mở rộng đáng kể.

Bất chấp những khác biệt về chính trị, khi người Việt chủ yếu theo đảng Cộng hòa còn người Latin ủng hộ đảng Dân chủ, các chuyên gia cho rằng họ vẫn xích lại gần nhau để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động mà khu vực này phải đối mặt. 

Los Angeles TimesChef Juan Ramirez, left, and Omar Reynoso, right, prepare meals at hotspot Song Long. Despite their political differences the Vietnamese tend to be Republican, and the Latinos Democratic experts say they come together to solve a labor shortage facing the area.

Đầu bếp Juan Ramirez (trái) và Omar Reynoso chuẩn bị các món ăn tại nhà hàng Song Long. Ảnh: Los Angeles Times

Thị trường bán lẻ của người Việt phát triển mạnh nhưng lượng nhân công người Việt để đáp ứng cho các cửa hàng là không đủ. 

“Làn sóng nhập cư từ Việt Nam đã ngừng lại. Các chủ cửa hàng phải tìm kiếm thêm nguồn nhân công khác nên họ chuyển hướng sang những người Latin vẫn đang tiếp tục nhập cư vào Mỹ”, Linda Vo, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại đại học California Irvine nói. “Người Latin sẵn sàng chấp nhận những công việc có thu nhập thấp”.

Theo bà Vo, từ những năm đầu đến Mỹ, người Việt chủ yếu làm việc với gia đình và bạn bè, và có nhiều lợi thế hơn. Một số người đã biết tiếng Anh và được học hành tử tế ở Việt Nam. 

Hiện nay người Việt thường làm chủ còn người Latin vẫn đóng khung trong các công việc thu nhập thấp. Torres đã thăng tiến nhưng có nhiều người Latin khác chưa bao giờ ra khỏi nhà bếp hay các nhóm lau dọn.

Theo cuộc điều tra vào năm 2010, thu nhập bình quân của các hộ gia đình người Việt tại quận Cam là khoảng 64.000 USD, trong khi thu nhập của người Latin là 56.000 USD.

Với một nhân viên như Torres, trở thành bồi bàn chính là một thách thức lớn về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Như thường lệ, một khách hàng sẽ thử xem Torres thực sự hiểu được bao nhiêu.

“Tôi nói chuyện với ông ấy bằng tiếng Việt. Tôi thử hỏi ông ấy về các món ăn. Ông ấy thực sự hiểu đấy”, Mai Hoang nói. 

Doanh nhân Vince Doan, một vị khách của nhà hàng, cho hay ông không quá ngạc nhiên. “Vì chúng ta đang sống ở Nam California, tôi nghĩ mình nên mong chờ một sự kết hợp hai nền văn hóa. Mọi người hòa lẫn với nhau”, ông nói.

Có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Việt tại quận Cam, theo Phòng Thương mại Mỹ Việt. Tại các cửa hàng nhỏ và siêu thị trên khắp Little Saigon, người Latin bốc dỡ hàng hóa và thường được giao công việc lau chùi. Còn tại một số nhà hàng các nhân công này chiếm một vai trò nổi bật hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Vợ, hai anh em trai và hai người cháu của Torres đều làm việc tại Song Long. Nhân sự của nhà hàng ít biến động và các công việc tại đây đều diễn ra trong khuôn khổ một gia đình.

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon-1

Ông Torres đã trở thành nhân viên quen thuộc với các thực khách của nhà hàng. Ảnh: Los Angeles Times

Torres làm việc 7 ngày một tuần, đi từ nơi làm về căn hộ của ông chỉ mất 5 phút. Ông có 4 đứa con, trong đó đứa nhỏ nhất cũng sắp 18 tuổi.

Torres cho hay ngay từ đầu, cách đây một thế hệ, ông đã quan sát rất kỹ cách người Việt giao tiếp với nhau, cách họ cúi đầu chào nhau và mời trà. Ông quan sát các bát nước dùng hay những đĩa cơm được ăn nhiều nhất và ghi nhớ tên cũng như hương vị của chúng. Ông kiếm được 10 USD một giờ và cảm thấy mình còn cần phải tiến lên.

Bà Lan Vo, chủ của nhà hàng Song Long, đã hướng dẫn các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha phục vụ khách hàng và nấu các món ăn Việt – Pháp. Bà dùng ảnh và hướng dẫn từng bước. Bà chỉ dẫn họ cả những cách xưng hô lịch sự của người Việt Nam.

Tại Brodard, một nhà hàng Việt Nam nổi tiếng ở Mỹ, bà chủ Chau Dang Haller và chị gái Giao Dang thì giải thích từng nguyên liệu và hướng dẫn các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha của họ cách làm món ăn phổ biến nhất là nem cuốn. Vào những ngày cao điểm cuối tuần, họ bán được ít nhất 10.000 chiếc nem.

Bên trong nhà hàng tấp nập, Amelia Najera, một nhân viên đã gắn bó 7 năm, giải thích về việc làm thế nào cô làm ra 100 chiếc nem cuốn mỗi giờ.

“Dễ thôi”, Najera nói. “Giống như thở vậy. Tôi cứ theo nhịp và siết chặt nó”.

“Họ giống như một chiếc máy cuốn nem vậy”, bà Dang nói. “Người Latin tôn trọng cách bạn chỉ dạy họ và cho chúng tôi thấy rằng họ sẵn lòng học hỏi”.

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon-2

Bà Lan Vo, chủ nhà hàng Song Long. Ảnh: Los Angeles Times

Torres cho hay ban đầu, ông từng rất ngạc nhiên khi nghe những câu, từ vắn tắt trong tiếng Việt. Bây giờ, các nhân viên khác đang lấy ông làm gương. Khi ông mang trà nóng đến cho một cặp bà cháu, Juan Ramirez, nhân viên rửa bát và đấu bếp bán thời gian, lắng nghe giọng nói nhẹ nhàng của Torres và mơ ước một ngày được như ông.

“Tôi luyện tập. Tôi lắng nghe và lắng nghe”, Ramirez nói thêm, lưu ý đến những nhịp ngắt của tiếng Việt. “Đây là văn hóa gia đình, mọi thứ đều xoay quanh trẻ em và người già”.

Anh Ngọc- Theo Vnexpress

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc