Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp khai ấn đền Trần ở Nam Định là có cảnh cướp ấn, cướp lộc.
Hỗn loạn sau giờ khai ấn đền Trần

22h ngày 21/2, lễ dâng hương, rước kiệu ngọc và khai ấn do UBND TP Nam Định chủ trì, diễn ra tại đền Thiên Trường bắt đầu. Bên ngoài cổng ngũ môn, hàng chục nghìn người dân đứng chật kín, được lực lượng chức năng ngăn ở phía ngoài barie. Nhiều người phàn nàn, Ban tổ chức nên đặt một màn hình ngoài cổng để người dân được xem đầy đủ nghi lễ khai ấn. “Lễ khai ấn để giáo dục con cháu biết về truyền thống cha ông, hào khí nhà Trần mà người dân không được xem đầy đủ thì có ý nghĩa gì”, ông Tài, người dân TP Nam Định nói.
Bên trong đền, chiếc kiệu rước ấn được đưa từ đền Cố Trạch (thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) sang sân chính đền Thiên Trường, nơi thờ các hoàng đế nhà Trần để tiến hành nghi lễ khai ấn.
Dọc đường đi của kiệu, hàng trăm người được chứng kiến lễ rước trong đền Trần thi nhau ném tiền lẻ vào kiệu rước với niềm tin gặp nhiều tài lộc, may mắn.
Người trong Ban tổ chức phải đến ngăn cản, không cho người ném tiền vào kiệu và nhận tiền lẻ đưa vào công đức giúp người dự lễ.
Khi đoàn rước kiệu đi qua, người của Ban tổ chức phải phân công nhau nhặt tiền lẻ mà đám đông dự lễ ném vào kiệu.
23h30, lễ khai ấn kết thúc, lực lượng an ninh mở cửa cho người dân vào đi lễ. Hàng nghìn người ùn ùn qua cổng ngũ môn, kéo vào các đền Thiên Trường, Cố Trạch, Trùng Hoa lễ bái.
Đông nhất vẫn là đền Thiên Trường, nơi diễn ra lễ khai ấn. Nhiều người không chờ đợi đến lượt đã trèo rào vào trong đền, bất chấp lễ nghi chốn tâm linh.
Mặc lực lượng an ninh canh giữ, nhiều người cố tình lao vào cướp hoa, lộc cúng ở ban thờ trước sân điện Thiên Trường. Trước đó, bà Phạm Thị Oanh, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định, Trưởng ban tổ chức lễ khai ấn đền Trần cho biết, Ban tổ chức ra phương án thu dọn đồ lễ ngay sau khi kết thúc khai ấn để đề phòng người dân cướp hoa, cướp lộc, song vẫn phải để lại một ít đồ trên các ban thờ.
Dòng người chen chúc vào sâu trong ban thờ, hậu cung của đền Thiên Trường để lễ bái. Cửa đền bị người dân chen lấn, xô đẩy dữ dội nhiều đồ bài trí trong đền nghiêng ngả. Nhiều tiếng la ó, chửi rủa vang lên.
Nhiều người cố nhoài người lên ban thờ để được chạm vào thanh kiếm được cho là linh thiêng. Nếu mà chạm vào thanh kiếm này là may mắn, thì phải chăng ai càng giành giật mạnh, càng xô đảy mạnh thì càng may mắn?
Để tránh hỗn loạn trong hậu cung khi ai cũng muốn tiến lên để chạm kiếm, đặt tiền, lực lượng chức năng phải dồn đám đông xuống phía dưới, không cho tiếp cận ban thờ.
Chen lấn khiến người đi lễ bái bị ngất xỉu, lực lượng chức năng phải đưa ra ngoài.
Giang Huy – Hoàng Phương
Theo vnexpress
Các bài viết liên quan:
01 ý kiến dành cho “Hỗn loạn lễ khai ấn đền Trần”
Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Chống tham nhũng sẽ ra sao sau khi mất người “đốt lò” Nguyễn Phú Trọng?
- Bắt tạm giam cựu Phó vụ trưởng Bộ Công thương vì nhận hối lộ
- Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức
- Thừa Thiên Huế: Cháy rừng thông hơn 40 năm tuổi
- UNICEF Viet Nam khảo sát ‘Bạn nghĩ gì về vắc xin?’, cư dân mạng rầm rộ kể tội
- Cần thơ ghi nhận số người mắc Covid-19 đã đến hàng nghìn
- Hà Nội: Thêm 12 ca mắc mới; phát hiện 19 F0 về từ miền Nam dù đã tiêm 2 mũi vaccine
- Sài Gòn mở lại chợ, tiểu thương vẫn than trời
Bài mới đăng
- Từ vị Vua chinh chiến tàn bạo đến người phục hưng Phật Pháp (Phần 1)
- Sejong: Vị Vua được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc
- Lịch sử hồ Gươm
- Tây Tạng hùng mạnh nhờ kính ngưỡng Phật Pháp, đánh chiếm cả Kinh thành Trường An
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
Su ngu muoi con nguoi. Ca dan lan quan chuc. De cai hang rao xhon nhon lo xo vao nguoi dung chet . Nguy hiem. Cai ong BTruong Bo VHTT dot nat ko biet xu ly. Nhin thay phat on