Home » Xã hội » Náo loạn nộp – rút hồ sơ tuyển sinh đại học
Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới thi tốt nghiệp PTTH và Đại học, qua đó kết quả thi tốt nghiệp PTTH sẽ được làm căn cứ để xét tuyển đại học.
Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học, nhưng rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ xong lại phải rút ra, lại nộp rồi rút. (Ảnh: kenhtuyensinh.vn)

Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học, nhưng rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ xong lại phải rút ra, lại nộp rồi rút. (Ảnh: kenhtuyensinh.vn)

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn tối thiểu, trong đó có 3 môn bắt bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ; và một môn tự chọn trong số các môn sau Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.

 Ngoài 4 môn trên dùng để xét tốt nghiệp PTTH, thí sinh có thể đăng ký thêm các môn khác nữa để xét vào các trường đại học

Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học, nhưng rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ xong lại phải rút ra, lại nộp rồi rút. Các học sinh ở xa phải thuê nhà ở lại. Đến tận bây giờ các thí sinh cũng không chắc đậu hay rớt, hoặc sẽ học trường nào ngành nào.

Thí sinh có 4 bản giấy báo điểm thi, trong đó 1 bản để đăng ký nguyện vọng 1, ba bản còn lại để đăng ký cho nguyện vọng bổ sung.

Thí sinh dùng giấy báo điểm xét tuyển đợt 1 đăng ký vào 1 trường nhưng được 4 ngành và có quyền rút hồ sơ để nộp trường khác. Bộ quy định cứ 3 ngày thì trường sẽ công bố công khai thông tin nộp hồ sơ cho thí sinh biết.

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 từ ngày 1 đến 20/8. Như vậy về lý thuyết, các trường sẽ công bố hồ sơ vào các ngày 3, 5, 7, 9, 12, 15 và 18 của tháng 8. Ngày 19 và 20-8 (hai ngày cuối của đợt xét tuyển nguyện vọng 1) các trường không cần phải công bố hồ sơ xét tuyển của thí sinh.

Các trường sau khi nhận hồ sơ của thí sinh, sẽ chọn các học sinh có số điểm từ cao xuống thấp cho đến khi vừa đủ số lượng chỉ tiêu.

Thí sinh lo lắng bối rối việc nộp rồi rút hồ sơ

Việc nộp hồ sơ này khiến các thí sinh bất an không biết mình có đỗ hay không, nhiều thí sinh đạt 8, 9 điểm mỗi môn nhưng nếu nộp hồ sơ vào các trường thuộc hạng TOP vẫn rất lo lắng.

Nhiều thí sinh sau khi nộp hồ sơ, theo thông tin do trường cập nhật thì tên mình đang nằm trong số chỉ tiêu được chọn, sau đó các thí sinh khác cũng nộp hồ sơ vào, sau 3 ngày trường cập nhật lại thì nhiều thí sinh bị rơi ra ngoài chỉ tiêu của trường, tức bị rớt nên lại phải lên trường rút hồ sơ ra nộp trường khác.

Có thí sinh tới nơi để rút hồ sơ ra, thì thấy tên của mình đã được đôn lên trên gần với số chỉ tiêu được chọn (do nhiều thí sinh khác đã rút hồ sơ trước), nên khoan chưa rút hồ sơ mà hồi hộp chờ đợi.

Đây là tình trạng phổ biến hiện nay, các thí sinh cứ nộp rồi rút hồ sơ, gia đình cũng lo lắng.

Nhiều thí sinh tập trung ở các cổng trường đại học theo dõi thông tin, nấn ná không biết nên nộp hay nên rút hồ sơ ra. Có thí sinh định rút hồ sơ ra, nhưng thấy các thí sinh khác có xu hướng rút hồ sơ, nên quyết định để hồ sơ lại với hy vọng người khác rút thì mình sẽ được đôn lên.

Con số ảo rất nhiều

Hiện nay các trường đều lên danh sách đăng ký cả 4 nguyện vọng của thí sinh, tức là thí sinh có tên trong ngành nguyện vọng 1 sẽ có tên trong cả các danh sách thống kê của  ba ngành khác.

Khi xét tuyển thì chỉ trúng tuyển cho một nguyện vọng thôi. Vì thế trong danh sách công bố của các trường thì thí sinh ảo rất nhiều, khiến các thí sinh như bị lạc vào mê hồn trận không sao biết mình đậu hay rớt.

Không biết mình đậu hay rớt

Trong khí đó những thí sinh có điểm cao lại rất ung dung, không nộp hồ sơ ngay, mà chỉ theo dõi diễn biến, và đợi đến những ngày cuối cùng mới chịu nộp hồ sơ.

Đến hôm nay (13/8) đã có rất nhiều thí sinh tập trung tại các trường rút hồ sơ về, đợi đến gần cuối nghe ngóng thêm thông tin cho chắc mới nộp hồ sơ, chứ không muốn cứ nộp rồi lại phải rút như trước nữa.

Như vậy đến những ngày cuối cùng, kết quả sẽ có rất nhiều thay đổi do thời điểm này rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ. Có thể nói rằng trước khi trường có công bố chính thức danh sách các thí sinh đậu, thì không một ai có thể biết trước mình đậu hay rớt.

Các thí sinh ở nơi xa là vất vả nhất, phải đi mấy trăm km đế trường nộp hồ sơ, rồi phải ở lại tìm chỗ ở, hàng ngày trông chờ danh sách kết quả của trường xem tên mình có nằm trong chỉ tiêu của ngành không, rùi rút hồ sơ chạy nộp trường khác.

Việc rút  hay nộp hồ sơ cũng không hề dễ dàng khi có hàng trăm thí sinh cùng nộp hay rút hồ sơ.

Các thí sinh nơi vùng sâu vùng xa không có internet thì còn biết thông tin chậm hơn, ảnh hưởng đến việc chọn trường cũng như rút nộp hồ sơ.

Đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục thay đổi tuyển sinh, các nước trên thới giới hầu như cũng gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH làm một.

Ở Đức cũng chỉ thi tốt nghiệp THPT, rồi lấy kết quả để xét vào ĐH; Phần Lan nơi nhà trường được coi là ‘thiên đường’ của học sinh thì không thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập dùng làm tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp, nhưng có kỳ thi ĐH và kỳ thi ĐH cũng là kỳ thi duy nhất của học sinh tại quốc gia này.

Vì đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục thay đổi cách tuyển sinh nên những khó khăn vướng mắc là khó tránh khỏi. Có nhiều vấn đề bất cập, thậm chí có người còn xem kỳ tuyển sinh lần này là thật bại hoàn toàn.

Thế nhưng người Việt có câu “vạn sự khởi đầu nan”, dù có những điểm chưa hoàn thiện nhưng so với cách tuyển sinh trước đây, thì năm nay đã có những cải tiến rõ rệt. Và hy vọng sang năm Bộ Giáo sẽ có những điều chỉnh thích hợp, để không còn cảnh náo loạn nộp rồi rút hồ sơ như năm nay nữa./.

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc