Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu Điểm » Ý nghĩa những hào quang xung quanh cơ thể trong bức ảnh này là gì?
Các bức ảnh được chụp theo một phương pháp đặc biệt có thể thu được ánh sáng xung quanh cơ thể người, đó được cho là năng lượng phát ra từ thân người. Một vài người cho rằng ánh sáng này là năng lượng tinh thần, số khác thì cho đó là năng lượng liên quan đến các đặc tính vật lý của cơ thể.

Một bức ảnh thực chụp được hào quang xung quanh ngón tay người theo phương pháp Kirilian. (Shutterstock)

Một nhà phát minh người Nga Semyon Kirlian đã khởi xướng loại hình chụp ảnh này năm 1939. Ông khám phá ra rằng khi một trường điện thế cao được tạo ra xung quanh một người hoặc một vật thì đối tượng đó sẽ được ghi lại trên kính ảnh – photographic plate  (tiền thân của phim dùng trong chụp ảnh), và hình ảnh tạo ra trên kính cho thấy có ánh sáng phát ra xung quanh đối tượng.

Dưới đây là một số lý giải về loại ánh sáng này:

Bệnh tật

Hai tiến sĩ Gary Schwartz và Katherine Creath ở Đại học Arizona đã thực hiện một nghiên cứu về hiện tượng phát ra biophoton – ánh sáng sinh học của thực vật, vốn liên quan đến hiên tượng tỏa hào quang.

Thông qua nghiên cứu hàng nghìn hình ảnh trong hơn hai năm, họ phát hiện ra rằng “tổn thương” (ví dụ như vết cắt) và mô tế bào không khỏe có mối liên hệ với việc nhìn thấy sự phát phóng biophoton rõ ràng hơn . TS. Schwartz nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard, giảng dạy môn tâm thần học và tâm lý học tại Đại học Yale, và hiện đang là giáo sư tại Đại học Arizona. TS. Creath là phó giáo sư quang học tại Đại học Arizona.

Tiến sĩ Victor Stenger tại đại học Colorado – Boulder lưu ý việc ông gọi đó là một “giải thích sáng tạo” về hào quang, thứ mà ông cho là không mang tính tín ngưỡng: vi-rút và vi khuẩn có một trường điện từ ảnh hưởng lên tế bào của một thực thể và gây tổn hại cho thực thể này. Người ta biết rằng tế bào vi khuẩn và các dạng khác đều có khả năng sử dụng sóng điện từ tần số cao để trao đổi, vận chuyển và tích lũy năng lượng, theo MIT Technology Review, ngoài ra các giả thiết khác liên quan đến điện từ học vi khuẩn  vẫn còn gây tranh cãi.

Tóm lược về lịch sử và kỹ thuật chụp hào quang, John D. Zakis tại Đại học Monash, Úc phát biểu: “Bệnh được xem là một hình thức gây nhiễu sự phát sáng khá lâu  trước khi nó biểu hiện trên cơ thể thông qua bất kì hình thức chuẩn đoán nào. Các mô thức ánh sáng về căn bản bị thay đổi bởi thời tiết, ngày và đêm, nhiễu loạn vũ trụ như là bão mặt trời, trạng thái tâm lý như stress. Ánh sáng rực rỡ nhất trên cơ thể biểu hiện tại các vị trí trên da vốn được biết đến với cái tên là huyệt vị châm cứu.”

Zakis trích dẫn một cuốn sách viết năm 1973: “ Những thiên hà của Sự sống: Hào quang của người trong Châm cứu và Kỹ thuật chụp Kirlian”, tác giả Stanley Krippner, một nhà tâm lý học của Đại họcSaybrook, California.

Ẩm

Nước đọng trên da (Shutterstock)

Terance Hines, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Pace, New York cho rằng hào quang nhìn thấy quanh vật thể được gây ra bởi ẩm.

“Thực thể sống động này là ẩm. Khi dòng điện đi vào vật thể sống, nó tạo ra một vùng khí ion hóa xung quanh vật thể được chụp….Ẩm này di chuyển từ vật thể đến bề mặt nhũ tương của phim chụp và tạo ra sự lưu chuyển mô hình tải điện trên phim,” Hines viết trong cuốn sách của ông “Giả khoa học và Siêu thường.” Ông cho rằng đặc biệt khi vật thể bị khuấy động và tiết mồ hôi hay đọng ẩm.

Thân nhiệt

TS. Stenger cho rằng ánh sáng rực rỡ quan sát thấy trong những hình ảnh này phải kèm theo với nhiệt độ. Ông ấy viết: “Ánh sáng này là kết quả từ các chuyển động tự do của tất cả các phân tử tích điện trong cơ thể dưới tác dụng của nhiệt. Thân ngựa chứa đầy cấu tử tích điện và thân nhiệt của ngựa khiến các cấu tử này di chuyển xung quanh cơ thể như những hạt bắp rang ở phần trên cùng. Loại ánh sáng này phát ra từ những cơ thể sống có hình dạng đặc trưng, tương ứng hoàn toàn với thân nhiệt. Khi mà nhiệt độ cơ thể tăng, chúng ta có thể bắt gặp các ‘hào quang.’”

“Nếu trường năng lượng sinh học tồn tại, thì 200 năm qua các nhà vật lý, hóa học và sinh học hẳn phải nhìn lại mình,” TS. Stenger viết. Ông bác bỏ bất kì các mô hình nào nhìn nhận hào quang chỉ là ảo giác hoặc kết quả từ xu hướng nhìn thấy những điều “không tồn tại ở con người.”

Phương tiện giao tiếp

TS. SChwarz và TS. Creath đặt giả thiết trong nghiên cứu của họ rằng năng lượng giống như hào quang xung quanh thực vật này là năng lượng được sử dụng để giao tiếp giữa thực vật với nhau. Năng lượng mạnh mẽ hơn khi thực vật tiếp xúc gần nhau hơn.

Họ viết: “Những hình ảnh này, và hàng nghìn bảng ghi chép trong phòng thí nghiệm đều cho thấy không chỉ thực vật phát quang trong bóng tối mà mô hình ánh sáng phát ra từ chúng vượt qua bản thân chúng, tạo nên một kết cấu tương tự “hào quang” trong những bức ảnh được ghi nhận từ những khí công sư và người nhạy cảm với biến đổi năng lượng. Hơn nữa, tính phức tạp của các mô hình chụp được giữa các phần khác nhau của thực vật cho thấy tiềm năng tạo “sự cộng hưởng” nếu không phải sự liên lạc giữa thực vật, như điều được dự đoán bởi thuyết ánh sáng sinh học tạm thời.”

Theo Vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc